Thị trường hàng hóa
Đơn vị nghiên cứu thị trường JLL Việt Nam cho biết, trong giai đoạn tăng trưởng cao từ năm 2014 đến năm 2018, hầu hết tài sản chất lượng cao nằm trong tay chủ đầu tư Việt Nam nhờ năng lực phát triển đất đai, thực hiện dự án và bán hàng tốt, điều này đã cản trở sự tham gia của nhà đầu tư nước ngoài vào việc phát triển vùng đất mới. Tuy nhiên, bối cảnh hiện tại buộc các chủ đầu tư trong nước phải cơ cấu lại sản phẩm và danh mục đầu tư, từ đó có động lực và cởi mở hơn với các nhà đầu tư quốc tế.
Theo các chuyên gia JLL, thời gian tới có thể xuất hiện nhiều giao dịch M&A dự án thành công được công bố do hạn chế tài chính từ nhiều nhà phát triển bất động sản địa phương. Đặc biệt, với việc sửa đổi một loạt sắc luật liên quan như Luật Đất đai, Luật Nhà ở, Luật Kinh doanh bất động sản… cùng những khó khăn kinh tế trên toàn cầu, khó xảy ra khả năng tình hình tài chính khó khăn của đa số chủ đầu tư sớm giảm bớt. Tất yếu có nhiều lựa chọn cho các nhà đầu tư tiềm năng vì nhiều người bán có động lực hơn trên thị trường.
Các chuyên gia của Cushman & Wakefield cho biết, các nhà đầu tư ngoại chiếm đến 90% số lượng giao dịch M&A. Điều này là do doanh nghiệp nội hiện vẫn đối mặt với nhiều yếu tố bất lợi như: tình hình chung của nền kinh tế, pháp lý dự án chưa được tháo gỡ, trái phiếu doanh nghiệp còn nhiều khó khăn, chưa tiếp cận được dòng vốn.
Lúc này chính là cơ hội rất tốt cho các nhà đầu tư nước ngoài có sẵn nguồn tiền và họ chờ đợi để có thể bắt đầu thu gom, mua hoặc đầu tư vào các dự án họ đang cần nguồn vốn.
Cụ thể, một lượng lớn nguồn vốn đến từ các nhà đầu tư nước ngoài dự kiến hoàn tất và đổ vào thị trường bất động sản Việt Nam trong giai đoạn 2024 - 2026, nhiều giao dịch đang trong quá trình đàm phán và khá tích cực. Khẩu vị đầu tư là dự án có quỹ đất sạch, chất lượng tốt, có giá trị thật, cũng như có quyền sở hữu hợp pháp, đền bù giải phóng hoàn chỉnh và có tiềm năng phát triển.
Tương tự, các chuyên gia Hội Môi giới bất động sản Việt Nam (VARS) nêu thực tế, nhiều nhà đầu tư ngoại bắt đầu chuyển vốn vào các dự án bất động sản tại Việt Nam theo hình thức mua lại cổ phần. Nhóm các nhà đầu tư nước ngoài chủ yếu đến từ Singapore, Đài Loan, Nhật Bản, Malaysia... Quy mô vốn cho mỗi thương vụ khoảng 20 - 50 triệu USD.
Tuy nhiên, vẫn còn nhiều rào cản khiến hoạt động M&A chưa thể bứt phá. Có 4 yếu tố quan trọng trong cấu trúc giao dịch: Kỳ vọng giá, pháp lý, tính minh bạch và cấu phần tài chính. Hy vọng từ năm 2024, với sự thông thoáng hơn, M&A dự án bất động sản sẽ sôi động hơn.
ĐANG HOT
BÀI VIẾT LIÊN QUAN
Đọc thêm