Thị trường hàng hóa
Bà Đỗ Thu Hằng, Giám đốc cấp cao bộ phận tư vấn và nghiên cứu Savills Hà Nội, nhận định: “Trên thị trường hiện nay, căn hộ hạng B chiếm đến gần 90% nguồn cung. Các phân khúc còn lại nhu cầu lớn nhưng chiếm tỷ lệ rất nhỏ. Từ nay đến cuối năm, nguồn cung mới được dự báo vẫn chưa thể được cải thiện ngay được”.
Tại cả hai thành phố lớn như Hà Nội hay TP.HCM, mỗi năm nhu cầu nhà ở là khoảng 50.000 ngôi nhà nhưng nguồn cung lại liên tục hạn chế, khiến nhu cầu về nhà ở bị dồn nén.
Thêm vào đó, các yếu tố vĩ mô như thị trường vàng biến động mạnh, lãi suất huy động đã chạm sàn càng thúc đẩy người dân tìm kiếm các kênh đầu tư hợp lý và có tính dài hạn.
Hàng loạt yếu tố kể trên xuất hiện cùng thời điểm khiến nhu cầu tìm kiếm căn hộ tại thị trường Hà Nội càng tăng cao.
Khi nhu cầu tăng cao, kéo theo giá căn hộ ở nhiều dự án đồng loạt leo thang, thậm chí một số dự án đã đẩy giá vượt quá giá trị thực tế. Do đó, người mua cần cân nhắc, đối chiếu nhu cầu sử dụng và mức độ hợp lý của giá cả.
“Nếu giá căn hộ tiếp tục bị đẩy lên cao, người mua có thể cân nhắc và lựa chọn phương án thuê chung cư nội đô, hoặc tìm đến nguồn cung tại các tỉnh lân cận Hà Nội có giá hợp lý” - bà Hằng nhận định.
Người mua nhà có nhu cầu ở thực có thể chọn lựa dự án tại những địa phương lân cận Hà Nội như Hưng Yên hay Bắc Ninh, vùng vành đai 4, vành đai 3 hoặc vành đai 5 nhờ vào sự phát triển cơ sở hạ tầng, đi lại thuận tiện.
Hạ tầng vẫn là đòn bẩy quan trọng nhất trong việc thay đổi cấu trúc giá trị của thị trường nhà ở. Việc phát triển cơ sở hạ tầng sẽ kéo các khu vực ngoại ô lại gần với trung tâm thành phố hơn.
Hơn hết, tại các tỉnh lân cận hoặc khu vực ngoại ô, chủ đầu tư có thể tiếp cận nguồn đất với chi phí thấp hơn, tạo ra nguồn cung nhà ở vừa túi tiền hơn.
Tag
ĐANG HOT
BÀI VIẾT LIÊN QUAN
Đọc thêm