Thị trường hàng hóa
Thương mại là xương sống của mọi nền kinh tế và 80-90% thương mại toàn cầu cần có tài chính. Theo Ngân hàng Thế giới, các doanh nghiệp vừa và nhỏ chiếm khoảng 90% số lượng công ty và hơn một nửa số việc làm trên toàn thế giới. Vấn đề thiếu hụt vốn đã và hạn chế khả năng tiếp cận với nguồn tài chính thương mại là một vấn đề mà các doanh nghiệp SME phải đối mặt từ lâu.
Ngân hàng Phát triển Châu Á nhận thấy rằng các doanh nghiệp vừa và nhỏ đang có sự phát triển không tương xứng với tiềm năng, do ảnh hưởng bởi khoảng cách lớn giữa số lượng đơn đăng ký tham gia hoạt động quốc tế của các công ty và số lượng phê duyệt, đạt 1,7 nghìn tỷ USD. Số lượng đơn bị từ chối của các doanh nghiệp vừa và nhỏ chiếm 40% số lượng từ chối, cao hơn nhiều so với tỷ lệ đơn đăng ký.
Vấn đề chính là các ngân hàng không có khả năng cung cấp tất cả các khoản tài chính doanh nghiệp cần thiết. Cho doanh nghiệp vay khiến ngân hàng phải chịu khoản chi phí tốn kém khi thực hiện các bước giám sát hoạt động theo quy định.
Các quy tắc Basel IV về thanh tra, giám sát ngân hàng hiệu quả sắp tới, càng làm trầm trọng thêm xu hướng này. Do đó, các ngân hàng ngày càng quan tâm đến việc chuyển từ chiến lược “mua và giữ” sang mô hình “bắt nguồn và phân phối”.
Việc chuyển giao bảng cân đối kế toán của ngân hàng tăng lên cho phép thu nhập ký quỹ nhiều hơn, sau đó có thể bù đắp chi phí vốn tăng lên. Mặt khác, các nhà đầu tư tổ chức đang tìm kiếm những cơ hội đầu tư lợi suất cao hơn lãi suất chuẩn ngân hàng và tài trợ thương mại có thể là một loại tài sản như vậy.
Tài trợ thương mại có tất cả các thành phần mà các nhà đầu tư đang tìm kiếm trong giai đoạn hiện nay. Đây là loại tài sản trị giá hàng nghìn tỷ USD dựa trên dòng chảy của hàng hóa và dịch vụ vật chất, và ít bị ảnh hưởng bởi sự biến động của thị trường tài chính. Trong trường hợp rủi ro, lãi suất đối với các sản phẩm tài trợ thương mại nhìn chung thấp hơn và thời gian khôi phục có xu hướng ngắn hơn so với các sản phẩm tín dụng khác.
Tài trợ thương mại là hình thức tài trợ vốn dựa trên giao dịch hàng hóa hoặc dịch vụ giữa bên mua và bên bán dựa trên một số công cụ tài chính quan trọng bao gồm: Tín dụng thư, tài trợ hóa đơn và bao thanh toán, chuỗi cung ứng tài chính, tài trợ tài sản. Tuy nhiên, khối lượng phân phối tài trợ thương mại vẫn còn rất thấp hơn so với các khoản đầu tư thế chấp, thẻ tín dụng, khoản vay mua ô tô và nợ sinh viên…trong nhiều thập kỷ.
Việc thiếu số hóa và tự động hóa đã khiến mọi nỗ lực phân phối loại tài sản ít rủi ro này trở nên quá tốn kém. Do đó, phần lớn cơ hội chưa được khai thác vì chi phí cao khi tính chi tiết của tài sản và định giá tài sản tài trợ kỳ hạn ngắn.
Các nhà đầu tổ chức đang tập trung vào những mục tiêu chính như thu nhập lãi ròng (NII) cao hơn mức tại các ngân hàng và khả năng tiếp cận với một loại tài sản mới hấp dẫn. Do đó, bên cạnh việc các nhà đầu tư nhận lãi suất tương xứng thì các khoản đầu tư tài trợ thương mại sẽ góp phần phát triển các doanh nghiệp vừa và nhỏ thông qua khả năng thanh khoản hợp lý.
Hiện nay, những doanh nghiệp SME, đặc biệt là ở khu vực Châu Á phải đương đầu với căng thẳng địa chính trị ngày càng tăng và sự cạnh tranh từ các đối thủ trong và ngoài nước. Các tác động của cuộc chiến tranh thương mại giữa Mỹ và Trung Quốc cùng với sự sụt giảm lượng cầu trong lĩnh vực sản xuất của cả hai nước này đã ảnh hưởng tới hầu hết doanh nghiệp. Những thách thức này đòi hỏi các doanh nghiệp SME cần phải phát triển sản phẩm, dịch vụ và thị trường cũng như là áp dụng số hóa, chiến lược để tiếp cận với nguồn tài trợ vốn nhanh chóng và dễ dàng.
Sự bùng nổ của công nghệ tài chính, cho phép nhà đầu tư tiếp cận trực tiếp với các khoản đầu tư tài trợ thương mại và xử lý yêu cầu giao dịch của hàng trăm nghìn thương vụ theo cách thức chi phí thấp. Cung cấp mã thông báo bảo mật (STO) dựa trên công nghệ chuỗi khối (blockchain) có thể là một giải pháp hiệu quả với các doanh nghiệp trong việc quản lý các khoản thanh toán trực tuyến, tài khoản và giao dịch thị trường.
Nó tập hợp các khoản phải thu và cung cấp một cách nhanh chóng và an toàn cho các nhà quản lý tài sản để theo dõi các giao dịch thương mại liên quan. Kết quả là, các doanh nghiệp vừa và nhỏ có các công cụ thương mại liên kết với các quỹ đó sẽ tiếp cận được nguồn vốn họ cần tài trợ cho các hoạt động kinh doanh nhanh hơn nhiều so với truyền thống.
Một hình thức hợp tác quan trọng để sự đổi mới này phát triển mạnh là hình thức hợp tác giữa các nhà quản lý tài sản và các nhà phát triển công nghệ blockchain này. Nhiều nhà quản lý tài sản vẫn dựa vào các nhóm đầu tư truyền thống và do thiếu nhận thức về những cải tiến mới, bỏ lỡ các cơ hội tiếp cận đầu tư tài trợ thương mại.
Tại Singapore, công ty về đầu tư cung cấp các dịch vụ giao dịch tài chính Singapore Exchange Limited đã sử dụng công nghệ chuỗi khối để xây dựng một tài khoản thanh toán liên ngân hàng hiệu quả hơn. Bằng cách áp dụng chuỗi khối, họ đã giải quyết được nhiều thách thức, bao gồm xử lý hàng loạt và đối soát thủ công hàng nghìn giao dịch tài chính.
Trong lĩnh vực tài trợ thương mại, công nghệ đang thúc đẩy thay đổi mô hình kinh doanh có thể giúp mở rộng khả năng tiếp cận các dịch vụ tài chính với sự nâng cao tiềm năng của SMEs châu Á thông qua hiện đại hóa các quy trình kém hiệu quả và giảm vai trò của các trung gian tốn kém. Tương tự như vậy, các đổi mới công nghệ có khả năng biến đổi hình thức tài trợ hóa đơn bằng cách tận dụng quá trình số hóa thương mại để làm cho các khoản phải thu được định giá và giao dịch dễ dàng hơn.
ĐANG HOT
BÀI VIẾT LIÊN QUAN
Đọc thêm