Thị trường hàng hóa
Theo thống kê của Cục đầu tư nước ngoài, Bộ Kế hoạch và Đầu tư, các nhà đầu tư Việt Nam đã đầu tư ra nước ngoài ở 11 ngành. Trong đó, vốn đầu tư tập trung nhiều nhất vào các ngành khai khoáng (chiếm 59,3% vốn), bán buôn, bán lẻ (chiếm 11,7% vốn); dịch vụ khác (chiếm 10,1% vốn); xây dựng (chiếm 5,6% vốn). Còn lại là các ngành khác.
Có 14 quốc gia, vùng lãnh thổ nhận đầu tư của Việt Nam trong 04 tháng đầu năm 2024. Các nước thu hút đầu tư của Việt Nam nhiều nhất lần lượt là Hà Lan (55,2%); Lào (16,5%); Hoa Kỳ (6,7%); New Zealand (5,9%); Singapore;…
Lũy kế đến 20/04/2024, Việt Nam đã có 1.733 dự án đầu tư ra nước ngoài còn hiệu lực với tổng vốn đầu tư Việt Nam hơn 202,22 tỷ USD. Đầu tư của Việt Nam ra nước ngoài tập trung nhiều nhất vào các ngành khai khoáng (31,6%); nông, lâm nghiệp, thủy sản (15,6%). Các địa bàn nhận đầu tư của Việt Nam nhiều nhất lần lượt là Lào (24,7%); Campuchia (13,1%); Venezuela (8,2%);…
Ở chiều ngược lại, tính đến 20/4, tổng vốn đăng ký mới, điều chỉnh và góp vốn mua cổ phần của nhà đầu tư nước ngoài (ĐTNN) đạt hơn 9,27 tỷ USD, tăng 4,5% so với cùng kỳ năm 2023 . Trong đó, đầu tư mới vẫn duy trì mức tăng cao so với cùng kỳ kể cả về số dự án và vốn đầu tư.
Đã có 75 quốc gia và vùng lãnh thổ có đầu tư tại Việt Nam trong 4 tháng đầu năm 2024. Trong đó, Singapore dẫn đầu với tổng vốn đầu tư gần 2,93 tỷ USD, chiếm 31,5% tổng vốn đầu tư, tăng 33,3% so với cùng kỳ 2023. Hồng Kông đứng thứ hai với hơn 1,18 tỷ USD, chiếm 12,8% tổng vốn đầu tư, gấp gần hơn 2 lần so với cùng kỳ. Đầu tư của Singapore và Hồng Kông chủ yếu là đầu tư mới, chiếm lần lượt 88,5% và 75,9% tổng vốn đầu tư của Singapore và Hồng Kông trong 4 tháng. Tiếp theo là Nhật Bản, Trung Quốc,...
Tag
ĐANG HOT
BÀI VIẾT LIÊN QUAN
Đọc thêm