Thị trường hàng hóa
Theo đó, dầu thô WTI, tiêu chuẩn dầu của Mỹ giảm 8,24%, tương đương 8,93 USD, thấp hơn ở mức 99,50 USD/ thùng. Có thời điểm WTI giảm hơn 10%, giao dịch ở mức thấp nhất là 97,43 USD/ thùng. Đây là lần đầu tiên WTI về dưới 100 USD kể từ ngày 11/5. Tương tự, dầu thô Brent chuẩn quốc tế cũng mất hơn 10% về 101,1 USD. Sau đó phục hồi và chốt phiên giảm 9,45%, tương đương 10,73 USD, thấp hơn ở mức 102,77 USD/ thùng.
Ông Jim Ritterbusch - Chủ tịch Ritterbusch and Associates và các cộng sự cho rằng giá dầu giảm mạnh khi các nhà giao dịch lo ngại việc ngân hàng trung ương tại một số nền kinh tế lớn thắt chặt chính sách tiền tệ nhằm kiểm soát lạm phát có thể gây rủi ro suy thoái, từ đó khiến nhu cầu nhiên liệu giảm. Đồng thời, Tom Kloza, Giám đốc phân tích năng lượng tại OPIS cũng nhận định nỗi lo suy thoái là nguyên nhân chính khiến dầu thô phiên hôm qua bị bán tháo. Thị trường dầu dường như đang bị ảnh hưởng bởi sự suy yếu nhu cầu đối với xăng và dầu diesel do lạm phát liên tục lập đỉnh tại nhiều quốc gia.
Citigroup dự báo rằng mặt hàng dầu Brent có thể giảm xuống còn 65 USD vào cuối năm nay nếu nền kinh tế rơi vào suy thoái. Công ty lưu ý rằng trong một kịch bản suy thoái với tỷ lệ thất nghiệp gia tăng, các hộ gia đình và doanh nghiệp phá sản, hàng hóa, chi phí giảm xuống khi chi phí giảm phát và tỷ suất lợi nhuận âm sẽ dẫn đến việc cắt giảm nguồn cung. Citi từng là một trong số ít các công ty khai thác dầu mỏ dự báo giá dầu sẽ đạt mức 140 USD trở lên vào tháng 5.
Giá xăng dầu toàn cầu tăng vọt năm nay trong bối cảnh xung đột địa chính trị căng thẳng. Điều này làm dấy lên lo ngại về tình trạng thiếu hụt nguồn cung toàn cầu, đặc biệt là cho châu Âu. Trong tháng 3, dầu WTI có thời điểm tăng vọt lên mức 130,50 USD/ thùng, dầu Brent đạt khoảng cách ấn tượng 140 USD/ thùng. Đó là mức cao nhất cả hai mặt hàng dầu này kể từ năm 2008.
Bên cạnh đó, chỉ số giá tiêu dùng (CPI) của Mỹ đã lập đỉnh trong tháng 6. Giá xăng đạt mức 5 USD mỗi gallon vào đầu mùa hè này, với mức giá xăng trung bình trên toàn nước Mỹ đạt mức 5,016 USD. Hiện, mức trung bình quốc gia đã giảm trong bối cảnh giá dầu giảm và ở mức 4,80 USD. Bất chấp sự sụt giảm gần đây, một số chuyên gia cho rằng giá dầu có khả năng tiếp tục tăng.
Bart Melek, người đứng đầu chiến lược hàng hóa tại TD Securities cho biết, lo ngại về nguồn cung vẫn còn kéo dài, đặc biệt là gián đoạn sản lượng bởi sự đình công của công nhân dầu khí Na Uy, sẽ đẩy giá dầu leo dốc. Tuy nhiên, ông cũng nói thêm rằng tiến độ công ty đã đạt được mức tối thiểu trong việc giải quyết các vấn đề cơ cấu nguồn cung trên thị trường dầu mỏ, có nghĩa là ngay cả khi nhu cầu tăng trưởng chậm lại, giá sẽ vẫn được hỗ trợ.
Tại thị trường trong nước, giá xăng dầu đồng loạt giảm trong kỳ điều hành ngày 1/7. Theo đó, giá bán lẻ hiện hành với xăng E5 RON 92 là 30.890 đồng/lít và xăng RON 95 là 32.760 đồng/lít.
Trong hơn nửa đầu năm 2022, giá xăng trong nước tăng tổng cộng 13 lần, giảm 4 lần. So với mức điều chỉnh đầu tiên vào ngày 11/1, giá xăng hiện nay đã tăng thêm khoảng 37%. Giá các mặt hàng dầu tại kỳ điều hành lần này cũng được điều chỉnh giảm. Theo đó, giá bán đối với mặt hàng dầu diesel 29.960 đồng/lít, dầu hỏa là 28.350 đồng/lít.
Theo số liệu cập nhật trước 15h hôm 1/7, Quỹ Bình ổn giá xăng dầu tại một số doanh nghiệp tiếp tục âm, như Petrolimex âm quỹ gần 149 tỷ đồng. Cơ quan chức năng cũng cho rằng, với những diễn biến phức tạp của thị trường xăng dầu thế giới, việc giá xăng dầu có thể giảm liên tiếp trong thời gian tới rất khó xảy ra.
ĐANG HOT
BÀI VIẾT LIÊN QUAN
Đọc thêm