Thị trường hàng hóa

  • Vàng 2,007.50 +11.50 +0.58%
  • XAU/USD 1,998.53 +9.13 +0.46%
  • Bạc 25.317 +0.246 +0.98%
  • Đồng 3.8457 -0.0158 -0.41%
  • Platin 1,112.70 +6.70 +0.61%
  • Paladi 1,513.28 +4.88 +0.32%
  • Dầu Thô WTI 74.55 +0.25 +0.34%
  • Dầu Brent 78.06 +0.34 +0.44%
  • Khí Tự nhiên 2.311 +0.006 +0.26%
  • Dầu Nhiên liệu 2.3770 +0.0078 +0.33%
  • Xăng RBOB 2.5190 +0.0065 +0.26%
  • Dầu khí London 693.00 +1.62 +0.23%
  • Nhôm 2,312.00 -15.00 -0.64%
  • Kẽm 2,602.00 -43.00 -1.63%
  • Ni-ken 23,721.00 +75.00 +0.32%
  • Copper 8,492.50 -60.00 -0.70%
  • Lúa mì Hoa Kỳ 634.60 -6.40 -1.00%
  • Thóc 17.030 -0.040 -0.23%
  • Bắp Hoa Kỳ 597.00 -3.00 -0.50%
  • Đậu nành Hoa Kỳ 1,409.50 -4.50 -0.32%
  • Dầu Đậu nành Hoa Kỳ 51.78 -0.72 -1.37%
  • Khô Đậu nành Hoa Kỳ 425.55 -1.85 -0.43%
  • Cotton Hoa Kỳ loại 2 78.62 +0.26 +0.33%
  • Ca Cao Hoa Kỳ 2,947.50 -2.50 -0.08%
  • Cà phê Hoa Kỳ loại C 188.80 -2.80 -1.46%
  • Cà phê London 2,382.00 -143.00 -5.66%
  • Đường Hoa Kỳ loại 11 26.66 +0.15 +0.57%
  • Nước Cam 269.85 -10.00 -3.57%
  • Bê 174.45 +0.15 +0.09%
  • Heo nạc 78.40 +1.52 +1.98%
  • Bê đực non 233.70 +4.38 +1.91%
  • Gỗ 348.00 -15.70 -4.32%
  • Yến mạch 327.90 +0.60 +0.18%
10:36 19/08/2022

Cú sốc và cơ hội đối với kinh tế Đông Nam Á

Các nền kinh tế Đông Nam Á đang phải chịu nhiều cú sốc đồng thời như đại dịch Covid-19, kinh tế Trung Quốc giảm tốc, xung đột ở Ukraine và xu hướng thắt chặt tiền tệ toàn cầu. Song, nhiều cơ hội mới đang xuất hiện, hứa hẹn khả năng phục hồi kinh tế khu vực đầy triển vọng.

Cú sốc đồng thời  

Theo Tiến sĩ Aaditya Mattoo, Nhà Kinh tế trưởng về Đông Á và Thái Bình Dương của Ngân hàng Thế giới (WB), các nền kinh tế Đông Nam Á đang phải hứng chịu nhiều cú sốc đồng thời. Điều này gây ra những mối nguy hiểm nghiêm trọng, đặc biệt đối với một số quốc gia trong khu vực. Các cơ hội mới cũng đang xuất hiện, nhưng việc tận dụng những cơ hội đó đòi hỏi các quốc gia phải thay đổi chính sách cũng như tăng cường hợp tác quốc tế.  

Cú sốc đầu tiên ông Mattoo đề cập đến làm nền kinh tế thế giới nói chung và Đông Nam Á nói riêng chao đảo trong suốt hai năm là đại dịch Covid-19. Ông cho rằng vẫn còn quá sớm để nói đại dịch Covid-19 đã qua đi. 

Ông Aaditya Mattoo, Nhà Kinh tế trưởng Đông Á & Thái Bình Dương, Ngân hàng Thế giới. (Ảnh: Nguồn quốc tế)

Covid-19 vẫn đang tồn tại, đặc biệt là ở Trung Quốc, nơi dịch bệnh đang tác động tới hoạt động kinh tế, đặc biệt là với chính sách "Zero Covid" của Trung Quốc. Những những hạn chế về đi lại và phong tỏa ở một số thành phố khiến khó thực hiện các chính sách kích thích kinh tế. 

Trung Quốc hội nhập chặt chẽ với khu vực, nên tăng trưởng kinh tế của quốc gia này yếu đi sẽ ảnh hưởng đến Đông Nam Á thông qua nhiều kênh, bởi phần lớn sản lượng của khu vực cuối cùng được tiêu thụ ở Trung Quốc. Xuất khẩu của Đông Nam Á sang các nước thứ ba cũng có thể bị ảnh hưởng bởi tình trạng thiếu nguyên liệu đầu vào có nguồn gốc từ Trung Quốc. 

Cú sốc thứ hai là xung đột tại Ukraine, khiến giá hàng hóa và nhiên liệu tăng đột biến, niềm tin kinh doanh bị lung lay và thị trường tài chính biến động hơn. Ông Mattoo nhận định, nếu như hai cú sốc này là chưa đủ, thì giờ đây thế giới còn phải đối phó với “con thú lạm phát”.  

Để kiềm chế lạm phát, các Ngân hàng Trung ương trên khắp thế giới đang phải thắt chặt các chính sách tài chính và tiền tệ hơn. Kết hợp lại với nhau, những cú sốc này đang đặt ra những thách thức mới cho quá trình phục hồi sau đại dịch của khu vực. 

Ông Mattoo cho rằng nền kinh tế dễ bị ảnh hưởng nhất ở khu vực là Lào, quốc gia vốn có cả nợ cao và lạm phát cao ngay cả trước khi xảy ra xung đột tại Ukraine. Ngoài ra, tốc độ tăng trưởng chậm lại cả ở Trung Quốc và toàn cầu cũng sẽ ảnh hưởng đến các nền kinh tế phụ thuộc vào xuất khẩu nhiều, nhất là Malaysia, Thái Lan và Campuchia. Singapore, Việt Nam, nơi xuất khẩu cũng chiếm tỷ trọng cao trong GDP, cũng sẽ bị ảnh hưởng.

Vì vậy, về cơ bản, suy thoái kinh tế toàn cầu sẽ ảnh hưởng đến các nước phụ thuộc vào xuất khẩu và thắt chặt tài chính sẽ ảnh hưởng đến những nước đang nợ nhiều. Đó là những mối nguy hiểm song song. 

Cơ hội đối với khu vực Đông Nam Á 

Về cơ bản những cú sốc, đặc biệt là từ COVID-19, cũng đã tạo ra những cơ hội mới. Đầu tiên, việc dịch chuyển chuỗi giá trị ra khỏi Trung Quốc đã mang lại lợi ích cho một số nước trong khu vực. Sự thay đổi này đã xảy ra trước đại dịch do mức lương thực tế của Trung Quốc tăng và dân số già. 

Trong khi đó, Malaysia cũng tận dụng lợi thế bằng cách thu hút các nhà sản xuất linh kiện điện tử và một số hoạt động có giá trị cao đang đến với Singapore. Indonesia không được hưởng lợi, chủ yếu là do các chính sách hạn chế thương mại. Cơ hội lớn khác đến từ việc triển khai nhanh hơn các công nghệ trong khu vực. 

Ông Mattoo đánh giá sự gia tăng đáng kể về tự động hóa và số hóa đang ảnh hưởng đến cả sản xuất và đặc biệt là các dịch vụ như thương mại điện tử và thương mại xuyên biên giới. Tuy nhiên, ông cũng cảnh báo thương mại điện tử cũng là "con dao hai lưỡi" vì các nền tảng thương mại điện tử giảm chi phí thương mại và thông tin, nhưng chúng cũng phóng đại các lợi thế so sánh hiện có.

Ví dụ, tương lai của ngành sản xuất sử dụng nhiều lao động sẽ phụ thuộc vào mức tăng lương ở Trung Quốc và mức giảm giá robot. Nếu mức lương tăng nhanh hơn mức giảm giá của robot, Foxconn sẽ tuyển dụng nhiều lao động hơn ở khu vực. Nhưng nếu giá robot giảm nhanh hơn, thì Foxconn sẽ mua nhiều robot hơn để thay thế.

Tiếp theo, do tình trạng tắc nghẽn trong chuỗi cung ứng toàn cầu, nhiều quốc gia khác đã mở cửa trở lại biên giới để nối lại hoạt động kinh doanh. Ông Gina Raimondo, Bộ trưởng Thương mại Mỹ cảnh báo tình trạng thiếu các chất bán dẫn quan trọng trên toàn cầu có thể kéo dài ít nhất đến hết năm 2023 và sẽ còn dài hơn nữa. 

Để tránh những chậm trễ tốn kém trong sản xuất và logistics, ngày càng nhiều công ty sản xuất thiết bị bán dẫn của Mỹ chuyển dịch cơ sở sản xuất và chuyển những khoản đầu tư mới sang Đông Nam Á. Năm 2021, hãng sản xuất chip GlobalFoundries cho biết sẽ đầu tư khoảng 4 tỷ USD vào một cơ sở sản xuất ở Singapore để đáp ứng nhu cầu gia tăng về chip bán dẫn trên toàn cầu. Trong khi đó, tập đoàn Intel thông báo kế hoạch đầu tư hơn 7 tỷ USD để xây dựng một nhà máy thử nghiệm và đóng gói chip ở Penang, Malaysia. 

Ảnh minh hoạ 

Nhà kinh tế trưởng Jajiv Biswas của S&P Global Market Intelligence đánh giá Đông Nam Á là một phần quan trọng của chuỗi cung ứng sản xuất toàn cầu, đặc biệt là đối với ngành điện tử. Các quốc gia Đông Nam Á đang ngày càng trở thành những địa điểm quan trọng trong chuỗi cung ứng toàn cầu khi các doanh nghiệp chuyển hướng khỏi Trung Quốc sau đại dịch. 

Ông Mattoo cho biết thêm, chương trình nghị sự về khí hậu đang trên đà phát triển cũng là một cơ hội cho khu vực Đông Nam Á. Việc tăng giá nhiên liệu có thể làm cho các công nghệ xanh trở nên khả thi hơn. Nhưng cũng có những trở ngại mà các quốc gia sẽ phải đối mặt. 

Giá nhiên liệu cao có thể khuyến khích sản xuất nhiều hơn nhiên liệu hóa thạch và hạn chế khả năng của các chính phủ trong việc tăng thuế carbon, vốn cần thiết cho quá trình chuyển đổi xanh. Chính sách lãi suất cao mà các nền kinh tế trong khu vực sẽ buộc phải áp dụng, có thể ngăn cản việc áp dụng các công nghệ xanh có xu hướng thâm dụng vốn và cần các khoản đầu tư trả trước lớn.

Tuy nhiên, các tiến bộ về cả khí hậu và thương mại cần sự hợp tác toàn cầu nhiều hơn, bởi vì các quốc gia cần phải hành động cùng nhau. Những diễn biến nói trên giúp tăng cường vai trò của Đông Nam Á trong chuỗi cung ứng toàn cầu và đem lại lợi ích cho người dân địa phương, vì chúng đem lại các dòng vốn dồi dào và triển vọng việc làm mới sau 2 năm gián đoạn do dịch bệnh.

Đọc thêm

Xem thêm