Thị trường hàng hóa
Theo Tổng cục Thống kê, khu vực kinh tế tư nhân đã đóng góp khoảng 42% GDP, 30% thu ngân sách Nhà nước, 53% tổng vốn đầu tư của nền kinh tế Việt Nam và chiếm 83,3% vị trí việc làm xã hội, tức khoảng 45,2 triệu người. Việt Nam hiện có khoảng 870 nghìn doanh nghiệp, trong đó doanh nghiệp nhỏ và vừa (SMEs) chiếm hơn 98%.
Dù là lực lượng chiếm đa số và tạo nhiều công ăn việc làm nhất, nhưng doanh nghiệp SMEs lại ít có điều kiện tiếp cận và ứng dụng nền tảng tri thức và công cụ tân tiến toàn cầu. Với mục tiêu hỗ trợ nâng cao nền tảng tri thức doanh nghiệp Việt Nam, tiếp sức doanh nghiệp hội nhập vào nền tri thức doanh nghiệp toàn cầu, Cộng đồng SMEs Việt Nam đã được thành lập.
Cộng đồng SMEs Việt Nam (VBC) là cộng đồng kết nối các doanh nghiệp vừa và nhỏ của Việt Nam, đồng thời cũng là sân chơi kiến thức và thông tin cho các doanh nhân, nhà quản lý, những cá nhân có khát vọng kiến tạo giá trị - phát triển vì lợi ích doanh nghiệp và vì lợi ích cộng đồng. Ngoài ra, cộng đồng SMEs cũng là mạng lưới kết nối các doanh nghiệp, giới chuyên gia để cùng trao đổi, hỗ trợ, chia sẻ và tháo gỡ những khó khăn trong hoạt động kinh doanh. Sự hỗ trợ này không chỉ giúp doanh nghiệp chinh phục thị trường trong nước mà còn tự tin hơn trong hành trình hội nhập quốc tế.
Cộng đồng đặc biệt hữu ích với các doanh nghiệp Việt mong muốn khẳng định sản phẩm, dịch vụ của mình tại các thị trường khó tính như Mỹ, EU. Ví dụ như tại Mỹ, nhằm đảm bảo chất lượng hàng nhập khẩu, một số cơ quan Nhà nước và Liên bang ban hành nhiều quy định và yêu cầu về chất lượng rất phức tạp và khắt khe. Các quy định này khác nhau ở từng bang, từng ngành nghề và không thể hiện cụ thể trong hợp đồng doanh nghiệp ký kết. Điều này khiến doanh nghiệp không dự đoán được những vấn đề và rủi ro pháp lý.
Chính vì thế, nếu có mạng lưới doanh nhân Việt từng tham gia thị trường Mỹ hỗ trợ thì các doanh nghiệp mới tiếp cận có thể giảm bớt được gánh nặng về thủ tục, thời gian cũng như cải thiện chất lượng sản phẩm, dịch vụ đáp ứng đúng nhu cầu của khách hàng, tránh được những rủi ro không đáng có liên quan đến khâu sản xuất, thiết kế bao bì sản phẩm hay vận chuyển hàng hóa. Điều này giúp doanh nghiệp tiết kiệm được nhiều thời gian, chi phí, đẩy nhanh tiến độ kế hoạch và tỷ lệ thành công khi thâm nhập cũng cao hơn nhiều so với việc doanh nghiệp “đơn phương độc mã” bước vào thị trường mới.
Với hệ thống mạng lưới kết nối rộng rãi, VBC đã và đang trở thành không gian chia sẻ những câu chuyện thương hiệu, hành trình khởi nghiệp và kinh nghiệm của nhiều doanh nhân xuất sắc. Đây sẽ là “vườn ươm” hiệu quả giúp các doanh nghiệp nhỏ và vừa, startup vượt qua được các giai đoạn khó khăn ban đầu và phát triển mạnh mẽ.
Khi trở thành thành viên của VBC, các doanh nhân, nhà quản lý sẽ có cơ hội học hỏi kiến thức, kinh nghiệm đắt giá về quản trị, kinh doanh từ nhiều chuyên gia, nhà quản trị, lãnh đạo doanh nghiệp uy tín trong và ngoài nước.
Mục tiêu hàng đầu của Cộng đồng SMEs Việt Nam là hỗ trợ doanh nghiệp Việt phát triển vượt bậc, bền vững và toàn diện, bao gồm: Phát triển tri thức, phát triển kinh doanh và phát triển cộng đồng; Tìm kiếm tài năng doanh nhân trẻ và các dự án khởi nghiệp để hỗ trợ, kết nối giao thương doanh nghiệp Việt với quốc tế; Đồng kiến tạo một cộng đồng doanh trí đổi mới sáng tạo mở.
Thời gian tới, Cộng đồng SMEs Việt Nam sẽ tập trung xây dựng chiến lược, tổ chức các chương trình kết nối, giao lưu, các buổi chia sẻ định kỳ với sự tham gia của nhiều chuyên gia uy tín và các doanh nghiệp thành viên. Group facebook chính thức của cộng đồng: VBC - Cộng đồng SMEs Việt Nam https://www.facebook.com/groups/congdongsmesvietnam |
Tag
ĐANG HOT
BÀI VIẾT LIÊN QUAN
Đọc thêm