Thị trường hàng hóa

  • Vàng 2,007.50 +11.50 +0.58%
  • XAU/USD 1,998.53 +9.13 +0.46%
  • Bạc 25.317 +0.246 +0.98%
  • Đồng 3.8457 -0.0158 -0.41%
  • Platin 1,112.70 +6.70 +0.61%
  • Paladi 1,513.28 +4.88 +0.32%
  • Dầu Thô WTI 74.55 +0.25 +0.34%
  • Dầu Brent 78.06 +0.34 +0.44%
  • Khí Tự nhiên 2.311 +0.006 +0.26%
  • Dầu Nhiên liệu 2.3770 +0.0078 +0.33%
  • Xăng RBOB 2.5190 +0.0065 +0.26%
  • Dầu khí London 693.00 +1.62 +0.23%
  • Nhôm 2,312.00 -15.00 -0.64%
  • Kẽm 2,602.00 -43.00 -1.63%
  • Ni-ken 23,721.00 +75.00 +0.32%
  • Copper 8,492.50 -60.00 -0.70%
  • Lúa mì Hoa Kỳ 634.60 -6.40 -1.00%
  • Thóc 17.030 -0.040 -0.23%
  • Bắp Hoa Kỳ 597.00 -3.00 -0.50%
  • Đậu nành Hoa Kỳ 1,409.50 -4.50 -0.32%
  • Dầu Đậu nành Hoa Kỳ 51.78 -0.72 -1.37%
  • Khô Đậu nành Hoa Kỳ 425.55 -1.85 -0.43%
  • Cotton Hoa Kỳ loại 2 78.62 +0.26 +0.33%
  • Ca Cao Hoa Kỳ 2,947.50 -2.50 -0.08%
  • Cà phê Hoa Kỳ loại C 188.80 -2.80 -1.46%
  • Cà phê London 2,382.00 -143.00 -5.66%
  • Đường Hoa Kỳ loại 11 26.66 +0.15 +0.57%
  • Nước Cam 269.85 -10.00 -3.57%
  • Bê 174.45 +0.15 +0.09%
  • Heo nạc 78.40 +1.52 +1.98%
  • Bê đực non 233.70 +4.38 +1.91%
  • Gỗ 348.00 -15.70 -4.32%
  • Yến mạch 327.90 +0.60 +0.18%
19:00 25/03/2023

Cổ phiếu ngân hàng: Thiệt hại nặng ở Á Âu, VPBank, LPB “vượt bão” cùng thị trường Mỹ

Trong khi cổ phiếu ngân hàng tiếp tục thiệt hại nặng nề ở châu Á và châu Âu, VPB và LPB gây bất ngờ vì “vượt bão” cùng thị trường Mỹ.

Cổ phiếu ngân hàng tiếp tục là tâm điểm của thị trường tài chính sau sự sụp đổ của Silicon Valley Bank, mất thanh khoản của Credit Suisse và sóng gió mới nhất đến với ông lớn ngân hàng Đức Deutsche Bank. Những vấn đề nghiêm trọng này đã khiến cổ phiếu ngân hàng toàn cầu chìm trong “biển lửa” trong nửa tháng trở lại đây.

Tuần này, cổ phiếu ngân hàng châu Á và châu Âu tiếp tục gánh thêm nhiều thiệt hại. Trong bối cảnh đó, cổ phiếu ngân hàng Mỹ hoặc phục hồi hoặc hạn chế đà giảm. Đáng chú ý hơn cả với nhà đầu tư Việt chính là VPB của VPBank bất ngờ “vượt bão” thành công cùng cổ phiếu ngân hàng niêm yết trên thị trường Mỹ.

Trong khi cổ phiếu ngân hàng tiếp tục thiệt hại nặng nề ở châu Á và châu Âu, VPB và LPB gây bất ngờ vì “vượt bão” cùng thị trường Mỹ. Ảnh minh họa

Thiệt hại nặng ở Á Âu

Trong phiên cuối tuần, tại thị trường châu Á, cổ phiếu HSBC và Stanchart giảm khoảng 3% trên Hang Seng. Các ngân hàng Hồng Kông đã giảm khoảng 3%. HSBC nằm trong số những cổ phiếu thua lỗ lớn nhất trên Chỉ số Hang Seng.

HSBC được giao dịch thấp hơn 2,79% so với lần đóng cửa gần đây nhất, trong khi đối tác Standard Chartered giảm 3,05%.

Thị trường chứng khoán châu Âu đóng cửa thấp hơn vào thứ Sáu khi các nhà đầu tư chứng kiến một tuần tăng lãi suất của ngân hàng trung ương và những tin tức mới nhất từ ​​​​ngành ngân hàng.

Stoxx 600 toàn châu Âu đóng cửa thấp hơn 1,4%, với gần như tất cả các lĩnh vực đều giảm điểm. Trong đó, đáng chú ý nhất là ngành ngân hàng đã giảm 3,8% bất chấp những lời trấn an. Citigroup tuần này đã hạ cấp ngành ngân hàng châu Âu xuống mức “trung lập” với lý do ảnh hưởng của việc tiếp tục thắt chặt chính sách tiền tệ.

Deutsche Bank đã giảm các khoản lỗ trước đó để đóng cửa ở mức thấp hơn 8,5%, kéo dài mức giảm 3,2% vào thứ Năm sau khi các hợp đồng hoán đổi nợ xấu, một hình thức bảo hiểm cho các trái chủ, được đẩy lên cao hơn.

UBS, Barclays và BNP Paribas nằm trong danh sách các cổ phiếu ngân hàng có đà giảm mạnh.

VPB, LPB “vượt bão” cùng thị trường Mỹ

Trong khi đó, thị trường chứng khoán Mỹ đã có phiên cuối tuần đầy biến động căng thẳng. Mặc dù ngày thứ Sáu bắt đầu với những lo ngại rằng cuộc khủng hoảng ngân hàng đang lan sang Deutsche Bank, nhưng thị trường đã phục hồi để kết thúc tuần với mức tăng cao hơn.

Một yếu tố hỗ trợ thị trường là sự phục hồi trở lại của cổ phiếu ngân hàng khu vực. Lĩnh vực này đã phục hồi vào thứ Sáu, với SPDR S&P Regional Banking ETF tăng 3,01% trong phiên giao dịch.

Thế nhưng, liên quan đến cổ phiếu ngân hàng, với giới đầu tư Việt, cổ phiếu VPB của VPBank và LPB của LienvietPostBank nhận được sự quan tâm lớn hơn cả.

Trong tuần, bất chấp VN-Index giằng co mạnh, nhiều thời điểm khiến nhà đầu tư thót tim, LPB vẫn lặng lẽ đi lên sau cú “trượt chân” đầu tiền. Trong phiên thứ Hai, LPB giảm khá mạnh, hơn 3%. Tuy nhiên, sau đó, LPB khởi sắc.

Đóng cửa phiên cuối tuần, LPB đóng cửa ở mức 15.500 đồng/CP sau khi tăng 1.050 đồng/CP, tương đương 7,3% so với thứ Hai. Nhờ đó, vốn hóa thị trường LienvietPostBank có thêm khoảng 1.800 tỷ đồng.

LPB đang được quan tâm khi cổ đông lớn VNPost công bố muốn bán đấu giá 140,5 triệu cổ phiếu LPB với giá khởi điểm 22.908 đồng/CP, cao hơn 50% so với thị giá.

Dù có tốc độ tăng tương tự LPB trong tuần này nhưng VPB của VPBank vẫn được giới đầu tư quan tâm nhiều hơn khi đã có hơn nửa tháng bứt tốc và mang lại lợi nhuận không nhỏ cho nhà đầu tư.

Cụ thể, đóng cửa tuần, VPB dừng ở mức 21.150 đồng/CP sau khi tăng 1.450 đồng/CP, tương đương 7,4% so với cuối tuần trước. Còn so với cuối tháng 2/2023, VPB tăng 4.100 đồng/CP, tương đương 24% giúp vốn hóa thị trường VPBank có thêm 27.524 tỷ đồng.

Thông tin VPBank bán vốn cho đối tác ngoại SMFG vẫn đang ủng hộ cổ phiếu VPB. Sau thương vụ này, VPBank sẽ trở thành ngân hàng có vốn chủ sở hữu lớn thứ 2 hệ thống.

Trong khi đó, rất nhiều cổ phiếu ngân hàng giảm đáng kể sau 1 tuần giao dịch. BID giảm 750 đồng/CP, tương đương 1,6% xuống 45.550 đồng/CP, CTG giảm 500 đồngCP, tương đương 1,7% xuống 28.500 đồng/CP,…

Dù vậy, cổ phiếu ngân hàng ở thị trường trong nước cũng không quá u ám khi mà vẫn có một số mã khác tìm kiếm được sắc xanh, chỉ có điều tốc độ tăng chậm hơn VPB và LPB. 

Đọc thêm

Xem thêm