Thị trường hàng hóa

  • Vàng 2,007.50 +11.50 +0.58%
  • XAU/USD 1,998.53 +9.13 +0.46%
  • Bạc 25.317 +0.246 +0.98%
  • Đồng 3.8457 -0.0158 -0.41%
  • Platin 1,112.70 +6.70 +0.61%
  • Paladi 1,513.28 +4.88 +0.32%
  • Dầu Thô WTI 74.55 +0.25 +0.34%
  • Dầu Brent 78.06 +0.34 +0.44%
  • Khí Tự nhiên 2.311 +0.006 +0.26%
  • Dầu Nhiên liệu 2.3770 +0.0078 +0.33%
  • Xăng RBOB 2.5190 +0.0065 +0.26%
  • Dầu khí London 693.00 +1.62 +0.23%
  • Nhôm 2,312.00 -15.00 -0.64%
  • Kẽm 2,602.00 -43.00 -1.63%
  • Ni-ken 23,721.00 +75.00 +0.32%
  • Copper 8,492.50 -60.00 -0.70%
  • Lúa mì Hoa Kỳ 634.60 -6.40 -1.00%
  • Thóc 17.030 -0.040 -0.23%
  • Bắp Hoa Kỳ 597.00 -3.00 -0.50%
  • Đậu nành Hoa Kỳ 1,409.50 -4.50 -0.32%
  • Dầu Đậu nành Hoa Kỳ 51.78 -0.72 -1.37%
  • Khô Đậu nành Hoa Kỳ 425.55 -1.85 -0.43%
  • Cotton Hoa Kỳ loại 2 78.62 +0.26 +0.33%
  • Ca Cao Hoa Kỳ 2,947.50 -2.50 -0.08%
  • Cà phê Hoa Kỳ loại C 188.80 -2.80 -1.46%
  • Cà phê London 2,382.00 -143.00 -5.66%
  • Đường Hoa Kỳ loại 11 26.66 +0.15 +0.57%
  • Nước Cam 269.85 -10.00 -3.57%
  • Bê 174.45 +0.15 +0.09%
  • Heo nạc 78.40 +1.52 +1.98%
  • Bê đực non 233.70 +4.38 +1.91%
  • Gỗ 348.00 -15.70 -4.32%
  • Yến mạch 327.90 +0.60 +0.18%
06:00 31/12/2022

Chuyên gia: Kinh tế TP HCM không rơi vào nguy hiểm hay suy thoái

Dù có những thách thức sắp tới, song các chuyên gia cho rằng, kinh tế TP HCM không rơi vào nguy hiểm hay suy thoái. Việc đưa ra cảnh báo lúc này để sớm có giải pháp hỗ trợ nền kinh tế.

Trường Đại học Kinh tế - Luật (Đại học Quốc gia TP HCM) vừa công bố "Báo cáo kinh tế vĩ mô TP HCM quý IV/2022 và tầm nhìn 2023". Theo nhóm chuyên gia, đà phục hồi ở các quý trước bị gãy nghiêm trọng ở quý IV.

Đà phục hồi ở các quý trước bị gãy nghiêm trọng ở quý IV - Nguồn: Kỳ Hoa

“Quý III xác lập đỉnh tăng trưởng, song quý IV lại xác lập đáy của năm 2022. Kinh tế thành phố dù có cải thiện sau sốc Covid-19 nhưng sức khỏe chưa bằng được với lịch sử từng có ở 2019”, báo cáo nêu.

Theo Tiến sĩ Trương Minh Huy Vũ, Phó Viện trưởng Viện Nghiên cứu Phát triển TP HCM, giai đoạn tháng 10/2021 - 9/2022, thành phố đã thành công vượt mong đợi về chương trình phục hồi kinh tế. Tuy nhiên, với các lý do khách quan và chủ quan, "đầu tàu kinh tế" đang chứng kiến suy yếu trong tổng cầu, bán lẻ, sản xuất và ảnh hưởng bởi lãi suất tăng.

Đến tháng 11, chỉ số sản xuất công nghiệp chỉ còn tăng 0,6% so với cùng kỳ 2021. "Sự sụt giảm trong sản xuất lần này nghiêm trọng hơn so với những gì diễn ra trong giai đoạn dịch", báo cáo nhận định.

Sức mua hiện ở mức thấp, chỉ xấp xỉ 80% năm 2019 dù đã vào mùa cao điểm tiêu dùng. Do thương mại dịch vụ chiếm 65% GRDP TP HCM nên dấu hiệu này cho thấy bức tranh chung kém lạc quan.

Doanh số huy động vốn liên tục giảm, nghịch chiều với sự leo thang của lãi suất huy động. Theo số liệu gần nhất đến tháng 11, tăng trưởng nguồn cung vốn (dư nợ tín dụng) trên địa bàn giảm 4% và huy động vốn giảm 275% so với tháng 10.

Bằng phương pháp dự báo Multi Layer Perceptron (một loại thuật toán máy tính dự báo), nhóm chuyên gia của Trường Đại học Kinh tế - Luật nhận thấy những áp lực với kinh tế TP HCM sẽ còn tiếp diễn trong quý tới.

Lạm phát có thể dao động mạnh ngay từ đầu năm 2023, tạo nhiều áp lực lên nền kinh tế. Lạm phát của thành phố hiện chủ yếu do lực đẩy từ biến động giá hàng hóa thiết yếu. Từ quý I đến quý II năm sau, nó có thể bị phóng đại bởi áp lực lạm phát nhập khẩu thông qua truyền dẫn tỷ giá.

Song, Tiến sĩ Phạm Thị Thanh Xuân, Trưởng nhóm nghiên cứu đánh giá, dù có những thách thức sắp tới, kinh tế TP HCM không rơi vào nguy hiểm hay suy thoái. Việc đưa ra cảnh báo lúc này để sớm có giải pháp hỗ trợ nền kinh tế.

Năm 2023, TP HCM chọn kịch bản tăng trưởng GRDP 7,5-8%. "Nếu muốn đạt được mục tiêu này, chúng ta phải có những tăng tốc hơn nữa", Phó Viện trưởng Viện Nghiên cứu Phát triển TP HCM, Tiến sĩ Trương Minh Huy Vũ nhấn mạnh.

Để thuận lợi vượt qua thách thức đầu năm sau và đạt mục tiêu tăng trưởng, nhóm nghiên cứu đề xuất Trung ương kéo dài các chính sách hỗ trợ doanh nghiệp đã phát huy hiệu quả trong giai đoạn đại dịch cho đến hết năm 2023. Chính sách giảm 2% VAT và giãn/hoãn áp dụng biểu giá thuê đất mới theo Nghị định 96 được xem là trọng tâm.

"Chúng tôi hy vọng tại cuộc họp Quốc hội bất thường đầu năm sau có thể chấp thuận kéo dài chính sách giảm 2% VAT. Cùng với đó, cần tăng tốc giải ngân đầu tư công, không chỉ cho hạ tầng mà còn phát triển nguồn cung nguyên liệu cho sản xuất và xuất khẩu", PGS.TS. Hoàng Công Gia Khánh, Hiệu trưởng Trường Đại học Kinh tế - Luật nêu.

Về dài hạn, các chuyên gia khuyến nghị TP HCM cần định hướng chiến lược kiến tạo lại động lực từ nội lực, tăng tự chủ, giảm phụ thuộc bên ngoài.

"Chúng ta không nên chạy theo những con số thu hút FDI ngắn hạn, cần kiến tạo phát triển dựa trên khoa học công nghệ, nhân lực trình độ cao một cách kiên trì 5-10 năm", PGS. TS Nguyễn Anh Thi, Trưởng ban quản lý Khu công nghệ cao TP HCM cho rằng thành phố cần dũng cảm lựa chọn động lực mới.

PGS.TS. Hoàng Công Gia Khánh đề xuất, cần sớm sửa Nghị quyết 54 (quy định thí điểm cơ chế, chính sách đặc thù đối với TP HCM), trao quyền nhiều hơn để lãnh đạo thành phố có thể được thực hiện nhanh các quyết sách theo đặc thù riêng và xem đó là thí điểm để nhân rộng nhiều địa phương khác trong tương lai.

Còn PGS. TS Lê Trung Chơn, Trường Đại học Tài nguyên và Môi trường TP HCM nhận định, đã đến lúc nên có Luật về chính quyền đô thị áp dụng theo mô hình thị trưởng. Điều này sẽ giúp các địa phương như TP HCM thực hiện tốt hơn các chính sách từ thu hút nhân tài đến đầu tư công.

Các chuyên gia cho rằng, TP HCM vẫn còn các nguồn lực chưa thể giải phóng bởi chính hành lang pháp lý và khuôn khổ quản trị như: tài sản công, đầu tư công, kinh tế y tế, kinh tế giáo dục. Ngoài ra, hiện vẫn còn các nút thắt lịch sử chưa thể tháo gỡ trong ngắn hạn, làm chậm quá trình hồi phục: đầu tư công, thị trường trái phiếu, thị trường bất động sản, thâm dụng lao động. Để cải thiện, cần có thay đổi hành lang pháp lý về quản trị.

Đọc thêm

Xem thêm