Thị trường hàng hóa

  • Vàng 2,007.50 +11.50 +0.58%
  • XAU/USD 1,998.53 +9.13 +0.46%
  • Bạc 25.317 +0.246 +0.98%
  • Đồng 3.8457 -0.0158 -0.41%
  • Platin 1,112.70 +6.70 +0.61%
  • Paladi 1,513.28 +4.88 +0.32%
  • Dầu Thô WTI 74.55 +0.25 +0.34%
  • Dầu Brent 78.06 +0.34 +0.44%
  • Khí Tự nhiên 2.311 +0.006 +0.26%
  • Dầu Nhiên liệu 2.3770 +0.0078 +0.33%
  • Xăng RBOB 2.5190 +0.0065 +0.26%
  • Dầu khí London 693.00 +1.62 +0.23%
  • Nhôm 2,312.00 -15.00 -0.64%
  • Kẽm 2,602.00 -43.00 -1.63%
  • Ni-ken 23,721.00 +75.00 +0.32%
  • Copper 8,492.50 -60.00 -0.70%
  • Lúa mì Hoa Kỳ 634.60 -6.40 -1.00%
  • Thóc 17.030 -0.040 -0.23%
  • Bắp Hoa Kỳ 597.00 -3.00 -0.50%
  • Đậu nành Hoa Kỳ 1,409.50 -4.50 -0.32%
  • Dầu Đậu nành Hoa Kỳ 51.78 -0.72 -1.37%
  • Khô Đậu nành Hoa Kỳ 425.55 -1.85 -0.43%
  • Cotton Hoa Kỳ loại 2 78.62 +0.26 +0.33%
  • Ca Cao Hoa Kỳ 2,947.50 -2.50 -0.08%
  • Cà phê Hoa Kỳ loại C 188.80 -2.80 -1.46%
  • Cà phê London 2,382.00 -143.00 -5.66%
  • Đường Hoa Kỳ loại 11 26.66 +0.15 +0.57%
  • Nước Cam 269.85 -10.00 -3.57%
  • Bê 174.45 +0.15 +0.09%
  • Heo nạc 78.40 +1.52 +1.98%
  • Bê đực non 233.70 +4.38 +1.91%
  • Gỗ 348.00 -15.70 -4.32%
  • Yến mạch 327.90 +0.60 +0.18%
06:30 28/09/2022

Chuyên gia giải mã nguyên nhân trẻ bắt nạt người khác

Ngay khi thấy trẻ có những biểu hiện sợ hãi hay buồn chán mỗi khi đến trường, cha mẹ nên tìm hiểu kỹ nguyên nhân để có hướng giải quyết.

Có muôn vàn lý do để trẻ đi bắt nạt. Ảnh minh hoạ

Phân biệt các hành vi bắt nạt

Theo TS tâm lý Trần Thu Hương (Trường ĐH KHXH&NV) có nhiều lý do để trẻ bị bắt nạt. Đôi khi chỉ là sự bất đồng quan điểm, nhìn “ngứa mắt” hoặc bị công kích,…

Thực tế, có nhiều lý do “giời ơi đất hỡi” để lý giải vì sao trẻ bị bắt nạt học đường. Vì thế, cha mẹ cần phân biệt từng loại để có cách giải quyết phù hợp.

Thông thường, trẻ hay bị bắt nạt thể chất. Hành vi này được định nghĩa là việc sử dụng sức mạnh để làm tổn thương thể xác của người khác. Khác với các hình thức bắt nạt bằng lời nói, tác động của bắt nạt thể chất có thể dễ dàng phát hiện hơn.

Kẻ bắt nạt thường có xu hướng thể chất to lớn, mạnh mẽ và hung hăng hơn người bị bắt nạt.

Theo TS Trần Thu Hương, không chỉ đánh đấm mới là hành vi bắt nạt mà còn cả lời nói. Những kẻ bắt nạt bằng lời nói thường lăng mạ, chửi bới để hạ thấp, làm tổn thương và kiểm soát nạn nhân. Thông thường, kẻ bắt nạt chọn mục tiêu dựa trên tính cách, hành động. Ví dụ, những đứa trẻ ít nói, khép kín, ít bạn bè dễ trở thành đối tượng của bắt nạt.

Bắt nạt bằng lời nói rất khó phát hiện vì việc này xảy ra khi không có người lớn ở cạnh. Nhiều người cho rằng trẻ em không bị ảnh hưởng bởi những lời lăng mạ của kẻ bắt nạt. Thực tế, các em rất dễ bị tác động và có thể để lại những vết thương lớn bên trong tâm hồn.

Theo TS Trần Thu Hương, đôi khi trẻ chỉ cần bị chê mặc xấu, học lực kém, khác biệt,… đã trở thành ám ảnh tâm lý nặng nề. Vì thế, những lời chê bai, chỉ trích, phân biệt của bạn bè cũng là một dạng bắt nạt.

Bên cạnh đó, bắt nạt còn có trường hợp gây hấn quan hệ. Hành vi này là một kiểu bắt nạt ngầm, cha mẹ và giáo viên thường không chú ý. Những kẻ bắt nạt có xu hướng thao túng mọi mối quan hệ xung quanh, khiến nạn nhân bị cô lập hoặc đánh mất vị trí trong xã hội. Chúng có thể tung tin đồn, nói xấu nạn nhân để khiến người đó bị tẩy chay, xa lánh. Nhìn chung, hành vi này phổ biến ở học sinh THCS trở lên.

Ngoài ra, trẻ còn có xu hướng bị bắt nạt trên mạng. Khi sử dụng mạng xã hội, điện thoại di động, trẻ đang đối mặt với nguy cơ bị người khác quấy rối, đe dọa. Ví dụ, kẻ bắt nạt qua mạng thường sử dụng những hình ảnh, tin nhắn gây tổn thương nạn nhân trong thời gian dài. Các chuyên gia lý giải kẻ bắt nạt sử dụng Internet để tấn công người khác vì chúng không dám đối diện và bắt nạt nạn nhân ngoài đời thực.

Ngoài ra, trẻ còn có nguy cơ bắt nạt tình dục, bắt nạt định kiến. Trong đó, bắt nạt tình dục bao gồm những hành vi đụng chạm và lời nói, cử chỉ nhằm vào cơ thể của nạn nhân. Trong nhiều trường hợp cực đoan, bắt nạt tình dục có thể dẫn đến tấn công tình dục.

Đối với bắt nạt định kiến, nạn nhân thường là những người khác biệt với tập thể như chủng tộc, màu da, xu hướng tính dục, gia cảnh.... Thông thường, nạn nhân của bắt nạt định kiến có thể bị bắt nạt trên mạng, bắt nạt bằng lời nói, gây hấn trong các mối quan hệ, bắt nạt thể chất và thậm chí bị bắt nạt tình dục.

Nguyên nhân

Bắt nạt học đường là một trong những chủ đề nhức nhối được sự quan tâm chú trọng của xã hội, nhất là đối với các bậc phụ huynh. Muốn ngăn chặn tình trạng này, trước hết các bậc làm cha mẹ cần tìm hiểu nguyên nhân vì sao khiến trẻ bị bạn bắt nạt, cư xử bạo lực ở trường.

Theo cô Trần Thu Ngân, giáo viên Trường Tiểu học Ngọc Khánh (Ba Đình, Hà Nội), thông thường, trẻ rất dễ bị ảnh hưởng tính cách khi trưởng thành nếu sống trong môi trường thiếu lành mạnh. Việc cha mẹ thường xuyên dùng bạo lực để giải quyết vấn đề sẽ tập thói quen cho chúng cũng hành xử hung hăng hay dùng nắm đấm và trở thành kẻ bắt nạt đáng sợ.

Cùng với đó, trẻ cũng có thể bị ảnh hưởng bởi các nhân vật trong phim. Phim ảnh thường có những cảnh thiếu niên nổi tiếng hay bắt nạt người khác. Điều này làm trẻ bắt chước hành vi này với mong muốn thể hiện địa vị, muốn nổi bật hơn người khác.

Đôi khi, trẻ đi bắt nạt người khác cũng từ nguyên nhân là chính trẻ cảm thấy không an toàn. Lúc đó, chúng cảm thấy bất an về vị trí, vai trò của mình và không muốn thể hiện sự yếu đuối, che giấu khuyết điểm bản thân.

“Trẻ vị thành niên thường có cộng đồng riêng của chúng và phải cố gắng hòa hợp với tập thể. Đôi khi chúng phải là người lựa chọn hoặc gia nhập bắt nạt kẻ khác, hoặc bản thân phải trở thành nạn nhân bạo lực học đường. Bạn bè có sức ảnh hưởng lớn buộc trẻ phải hòa nhập số đông”, cô Ngân nhấn mạnh.

Cũng theo cô Ngân, khi chính trẻ đã từng là nạn nhân bị bắt nạt, chúng thường có xu hướng bắt nạt lại người khác để trả thù cho bản thân trong quá khứ. Thậm chí chúng còn cảm thấy vui vẻ, nhẹ nhõm khi hành hạ, đánh đập bạn học.

Hoặc, trẻ không có sự đồng cảm trong cuộc sống cũng là nguyên nhân của việc thích bắt nạt. Lúc này, do thiếu sự hiểu biết, không hiểu bạo lực sẽ gây ra tổn thương nghiêm trọng đến người khác. Bên cạnh đó, trẻ cũng có thể bắt nạt vì muốn gây sự chú ý.

Thông thường, cha mẹ thường hay bận rộn và đôi lúc quên đi cảm xúc của con trẻ. Vì muốn được cha mẹ chú ý, quan tâm nên chúng gây hấn, bắt nạt bạn bè.

Ngoài ra, trẻ cũng có thể bị chịu sự áp đặt khuôn mẫu và định kiến nên thích nổi loạn bằng hành vi bắt nạt. Do lối suy nghĩ khác nhau tạo nên cách đối xử khác biệt. Nhóm bạn chơi chung phải cùng đẳng cấp, địa vị người thấp hơn sẽ bị bắt nạt, hành hạ…

“Thực tế, còn rất nhiều nguyên nhân khác mà trẻ thích bắt nạt người khác. Đôi khi còn chẳng có lý do gì, mà chỉ là chúng “thích thế”. Cha mẹ cần tìm hiểu, lắng nghe tiếng nói của trẻ để giải quyết tận gốc rễ vấn đề”, cô Ngân nhấn mạnh.

Đọc thêm

Xem thêm