Thị trường hàng hóa

  • Vàng 2,007.50 +11.50 +0.58%
  • XAU/USD 1,998.53 +9.13 +0.46%
  • Bạc 25.317 +0.246 +0.98%
  • Đồng 3.8457 -0.0158 -0.41%
  • Platin 1,112.70 +6.70 +0.61%
  • Paladi 1,513.28 +4.88 +0.32%
  • Dầu Thô WTI 74.55 +0.25 +0.34%
  • Dầu Brent 78.06 +0.34 +0.44%
  • Khí Tự nhiên 2.311 +0.006 +0.26%
  • Dầu Nhiên liệu 2.3770 +0.0078 +0.33%
  • Xăng RBOB 2.5190 +0.0065 +0.26%
  • Dầu khí London 693.00 +1.62 +0.23%
  • Nhôm 2,312.00 -15.00 -0.64%
  • Kẽm 2,602.00 -43.00 -1.63%
  • Ni-ken 23,721.00 +75.00 +0.32%
  • Copper 8,492.50 -60.00 -0.70%
  • Lúa mì Hoa Kỳ 634.60 -6.40 -1.00%
  • Thóc 17.030 -0.040 -0.23%
  • Bắp Hoa Kỳ 597.00 -3.00 -0.50%
  • Đậu nành Hoa Kỳ 1,409.50 -4.50 -0.32%
  • Dầu Đậu nành Hoa Kỳ 51.78 -0.72 -1.37%
  • Khô Đậu nành Hoa Kỳ 425.55 -1.85 -0.43%
  • Cotton Hoa Kỳ loại 2 78.62 +0.26 +0.33%
  • Ca Cao Hoa Kỳ 2,947.50 -2.50 -0.08%
  • Cà phê Hoa Kỳ loại C 188.80 -2.80 -1.46%
  • Cà phê London 2,382.00 -143.00 -5.66%
  • Đường Hoa Kỳ loại 11 26.66 +0.15 +0.57%
  • Nước Cam 269.85 -10.00 -3.57%
  • Bê 174.45 +0.15 +0.09%
  • Heo nạc 78.40 +1.52 +1.98%
  • Bê đực non 233.70 +4.38 +1.91%
  • Gỗ 348.00 -15.70 -4.32%
  • Yến mạch 327.90 +0.60 +0.18%
18:05 13/02/2024

Chuyển động thị trường chứng khoán 2024: Lãi suất nới lỏng

Xu hướng hồi phục của thị trường chứng khoán (TTCK) Việt Nam được dự báo sẽ rõ nét hơn trong năm 2024 với vùng giá mục tiêu ở quanh 1.330 điểm.

Nhiều yếu tố tích cực hỗ trợ cho thị trường chứng khoán Việt

Dù gặp không ít khó khăn nhưng VN-Index vẫn khép lại năm 2023 với mức tăng hơn 11%. Giá trị vốn hóa của HoSE cũng theo đó tăng thêm gần 6 triệu tỷ đồng, tăng 14% so với đầu năm. Như vậy, vốn hóa chứng khoán Việt Nam đã tăng gần 722.000 tỷ đồng, tương đương tăng gần 30 tỷ USD trong năm 2023.

Các chuyên gia đánh giá, có nhiều yếu tố tích cực hỗ trợ cho thị trường chứng khoán Việt trong năm 2024

 

Tăng về mặt điểm số, tuy nhiên, thị trường chứng khoán lại có một năm sụt giảm về thanh khoản. Khối lượng giao dịch bình quân sàn HOSE đạt 15.200 tỷ đồng, giảm gần 20% so với năm 2022. Trên sàn HNX, giá trị giao dịch bình quân đạt 1.600 tỷ đồng, giảm 16%.

Theo TS. Nguyễn Trí Hiếu, chuyên gia kinh tế, thị trường chứng khoán (TTCK) năm qua đã trải qua những dao động lớn. Có những phiên giao dịch thị trường tăng điểm cao trong phiên, sau đó lại giảm hoặc tăng không đáng kể. Về nguyên nhân dẫn đến thị trường biến động mạnh, TTCK dao động thường bị tác động bởi những yếu tố mang tính chất nền tảng.

Đó là: Kinh tế Việt Nam tăng trưởng chậm. Tình hình của các doanh nghiệp, thị trường tài chính, thị trường bất động sản, thị trường vàng, ngoại tệ và tiền gửi ngân hàng đều có sự biến động mạnh và có thể nói kinh tế Việt Nam đi vào chu kỳ tăng trưởng chậm. Trong tình hình như vậy, TTCK cũng bị ảnh hưởng, TTCK là hàn thử biểu (phong vũ biểu) của nền kinh tế.

Tuy nhiên, TTCK năm 2024 được cho là sẽ lạc quan hơn năm 2023. Nền tảng của đà phục hồi đến từ môi trường lãi suất nới lỏng, đà tăng trưởng của kinh tế vĩ mô, triển vọng nâng hạng thị trường chứng khoán...

Theo ông Trần Đức Anh, Giám đốc vĩ mô và chiến lược thị trường thuộc Công ty Chứng khoán KB Việt Nam (KBSV), động lực tăng trưởng của thị trường năm 2024 chủ yếu dựa trên câu chuyện hạ mặt bằng lãi suất và tăng trưởng của doanh nghiệp niêm yết. Theo đó, dự báo tăng trưởng doanh nghiệp niêm yết ước trong khoảng 15-20% trong năm 2024, dựa trên nền năm 2023 tăng trưởng thấp và yếu tố về định giá thị trường. Cụ thể, P/E thị trường hiện ở mức 15 lần – mức trung tính và là cơ sở để đánh giá thị trường năm 2024 sẽ có chuyển biến tốt hơn.

Ông Trần Đức Anh cũng kỳ vọng sự xoay chiều chính sách của các ngân hàng trung ương lớn trên thế giới như Fed, ECB là động lực chính hỗ trợ tình hình vĩ mô thế giới trong năm 2024, trong bối cảnh áp lực lạm phát toàn cầu suy giảm và các đầu tàu kinh tế của thế giới như Mỹ, Trung Quốc và EU vẫn tồn tại rủi ro.

Trong kịch bản tích cực, chúng ta có thể kỳ vọng năm 2024 là năm bản lề để nền kinh tế quay trở lại chu kỳ tăng trưởng cao và bền vững nhờ những chính sách hỗ trợ tài khóa, tiền tệ kết hợp với các điều kiện khách quan bên ngoài thuận lợi.

Năm 2024, Việt Nam có nhiều kỳ vọng tăng trưởng trong khoảng 6-6,5%, do chính sách tiền tệ - tài khoá có độ trễ nhất định, nên sẽ phát huy vào năm sau. Bên cạnh đó, xuất nhập khẩu cũng phục hồi từ tháng 10 và 11/2023, cho thấy tín hiệu ban đầu của hồi phục kinh tế và là bước đệm cho năm 2024.

Về thị trường chứng khoán, lợi nhuận thị trường (EPS) năm 2024 được kỳ vọng tăng trưởng tốt nhờ nền lãi suất tiếp tục duy trì ở mức thấp và chính sách tiền tệ nới lỏng để hỗ trợ tăng trưởng kinh tế.

4 yếu tố định hình xu hướng phục hồi của TTCK 2024

Trong kịch bản cho TTCK năm 2024, CTCK KB Việt Nam (KBVN) cho rằng thị trường sẽ có xu hướng hồi phục rõ nét hơn với 4 yếu tố chính định hình, bao gồm:

Thứ nhất, tăng trưởng kinh tế quay trở lại mốc quanh 6%. Sau mức tăng trưởng thấp chỉ khoảng 5% GDP của năm 2023, nhóm chuyên gia phân tích của CTCK Bảo Việt (BVSC) có quan điểm lạc quan hơn với triển vọng kinh tế của năm 2024 với dự báo mức tăng quanh 6%.

Nhiều yếu tố thuận lợi, định hình và hỗ trợ cho TTCK Việt Nam năm 2024 hướng đến 1.300 điểm

 

Trong đó, các động lực tăng trưởng chính đến từ: Thị trường bất động sản khởi sắc hơn; chính sách tiền tệ và tài khóa mang tính chất hỗ trợ giúp lãi suất duy trì ở mức thấp, đầu tư công được đẩy mạnh, trong khi các chính sách miễn giảm thuế tiếp tục được duy trì; các động lực tăng trưởng truyền thống khác như vốn đầu tư nước ngoài FDI, tiêu dùng nội địa và xuất khẩu phục hồi… Việc kinh tế tăng trưởng trở lại quanh mốc 6% sẽ tạo ra môi trường thuận lợi để các doanh nghiệp niêm yết mở rộng hoạt động kinh doanh và tăng trưởng về doanh thu, lợi nhuận.

Thứ hai, mặt bằng lãi suất duy trì ở mức thấp và đầu tư công được đẩy mạnh. Với dự báo các yếu tố khách quan về áp lực lạm phát và tỷ giá sẽ hạ nhiệt trong năm 2024, trong khi nợ công vẫn đang ở mức thấp, chính sách tiền tệ và chính sách tài khóa mở rộng sẽ tiếp tục được duy trì trong năm 2024.

Yếu tố này không chỉ hỗ trợ thị trường từ góc độ tăng trưởng kinh tế mà còn tác động trực tiếp giúp dòng tiền vào thị trường chứng khoán được cải thiện, định giá cổ phiếu tăng, đặc biệt ở các nhóm cổ phiếu của các doanh nghiệp hưởng lợi từ yếu tố này.

Thứ ba, FED xoay chiều chính sách trong bối cảnh lạm phát đang hạ nhiệt tích cực và có thể tránh được 1 cuộc suy thoái. Nhiều chỉ dấu cho thấy khả năng gần như chắc chắn FED sẽ hạ lãi suất ở 1 thời điểm nào đấy trong năm 2024.

Các chuyên viên phân tích của KBSV kỳ vọng đợt hạ lãi suất sớm nhất sẽ diễn ra vào ngay cuối quý 1 năm 2024. Đây là yếu tố hỗ trợ tích cực cho thị trường chứng khoán toàn cầu cũng như thị trường chứng khoán Việt Nam.

Thứ tư, kinh tế nhiều nước tăng trưởng chậm lại trong năm 2024.

Dựa vào phân tích và đánh giá 4 yếu tố định hình xu hướng thị trường chứng khoán Việt Nam ở trên, KBSV cho rằng xu hướng hồi phục của thị trường chứng khoán Việt Nam sẽ rõ nét hơn trong năm 2024 với vùng giá mục tiêu ở quanh 1.330 điểm.

Nhóm chuyên gia phân tích của CTCK Bảo Việt cũng nhận định, năm 2024, dù còn khó khăn ngắn hạn, đây sẽ là năm hội tụ nhiều yếu tố khởi đầu một chu kỳ tăng trưởng mới.

Đọc thêm

Xem thêm