Thị trường hàng hóa
CĐS: xu hướng không thể đảo ngược trong ngành F&B
Trong thời gian giãn cách COVID-19 kéo dài, các ứng dụng đồ ăn trực tuyến được ưu tiên sử dụng như một giải pháp ăn uống ít tiếp xúc. Các nhà sản xuất, phân phối nguyên vật liệu cũng gặp áp lực từ sự bùng nổ trong nhu cầu thị trường, dẫn tới nhiều bài toán mới phát sinh từ khâu sản xuất, kiểm soát chất lượng đến cung ứng… mà ở đó, CĐS hay chưa trở thành yếu tố tạo ra sự khác biệt. Có thể nói, CĐS là xu hướng thời đại và F&B không hề nằm ngoài tầm ảnh hưởng của xu hướng này.
Để duy trì sức cạnh tranh, F&B cần cải tiến nhà máy sản xuất theo cách linh hoạt và hiệu quả hơn, cơ sở hạ tầng trở nên xanh và đáng tin cậy, chuỗi cung ứng an toàn và minh bạch, cũng như cải thiện tất cả quy trình từ thiết kế đến vận hành và bảo trì.
Theo báo cáo "Lợi ích CĐS F&B toàn cầu" của Schneider Electric, 4 lợi ích cốt lõi của việc CĐS trong ngành là: tăng hiệu suất và linh hoạt; tối ưu hóa chi phí bảo trì; tiết kiệm chi phí năng lượng và giảm thời gian truy xuất nguồn gốc.
CĐS để nâng cao năng suất ngành F&B ở Indonesia
Hậu COVID-19, ngành F&B chứng kiến nhiều xu hướng bùng nổ. Ngày càng nhiều doanh nghiệp (DN) CĐS thành công, ứng dụng linh hoạt các công nghệ vượt trội nhằm tự động hóa quy trình, giảm chi phí nhân sự, tăng thích thú cho khách hàng...
Việc sử dụng các công nghệ số còn cho phép các nhà sản xuất dự báo hành vi của người tiêu dùng bằng cách thu thập và phân tích lượng dữ liệu khổng lồ từ nhiều nguồn khác nhau, bao gồm mua hàng qua Internet, mạng xã hội và các công cụ tìm kiếm.
“Các công cụ phân tích và các thuật toán tiên tiến nhằm nghiên cứu hành vi có thể được sử dụng để xác định các mẫu và xu hướng, từ đó cung cấp những thông tin có giá trị về sở thích và thói quen mua sắm của người tiêu dùng”, Putu Juli Ardika, Tổng cục trưởng Cục Công nghiệp chế biến, Bộ Công nghiệp (Kemenperin), Nam Jakarta, cho biết.
Một ví dụ là cách dữ liệu từ các dịch vụ giao hàng và mua thực phẩm và đồ uống trực tuyến thông qua các ứng dụng vận chuyển trực tuyến, thị trường trực tuyến và phương tiện truyền thông xã hội có thể được thu thập và phân tích để dự đoán hành vi của khách hàng và khám phá xu hướng của người tiêu dùng.
Một xu hướng khác cần chú ý là cá nhân hóa sản phẩm. Người tiêu dùng bây giờ mong muốn cá nhân hóa với những sản phẩm độc đáo phản ánh cá tính riêng biệt của họ. Tuy nhiên, cá nhân hóa sản phẩm là một thách thức đối với các nhà sản xuất, theo Trưởng bộ phận sản xuất của một công ty sữa ở Indonesia.
Nếu công ty cung cấp các mặt hàng cho các nhóm tuổi khác nhau và nhu cầu dinh dưỡng của một người thay đổi ở các giai đoạn khác nhau của cuộc đời, thì số lượng đơn vị lưu kho (SKU) của công ty có thể phát sinh.
“Việc quản lý sự gia tăng SKU liên quan đến nguyên vật liệu tồn kho, công thức, lập kế hoạch và kiểm soát cũng như hiệu quả do thất thoát và thay đổi nguyên vật liệu theo thời gian là khá khó khăn. Kết quả là cần yêu cầu kiểm soát chặt chẽ hơn đối với xác nhận nguyên liệu thô, kiểm soát quy trình sản xuất và tăng tính minh bạch, bao gồm cả truy xuất nguồn gốc”, người đại diện công ty sữa giải thích thêm.
Tuy nhiên, các động thái hướng tới cá nhân hóa sản phẩm đang được thực hiện để số hóa ngành F&B. Ngành công nghiệp sữa đã bắt đầu số hóa quy trình sản xuất của mình như sử dụng hệ thống quản lý chất lượng để xác định hàm lượng chất béo trong sữa nguyên liệu. Điều này hỗ trợ DN đưa ra quyết định sản xuất sản phẩm nào để tối ưu hóa quy trình.
Người đại diện công ty sữa cho biết: “Bằng cách kết hợp lập kế hoạch kiểm soát chất lượng và quy trình sản xuất, thông tin được thu thập theo phương thức số hoá này cũng giúp cắt giảm thời gian cần thiết để đưa các mặt hàng ra thị trường".
Hơn nữa, các công nghệ số hỗ trợ còn góp phần nâng cao hiệu quả sản xuất, ví dụ, để kiểm soát việc hết hạn của các tài liệu và thủ tục giấy tờ. Số hóa cũng hỗ trợ quản lý và tự động hóa lịch trình thử nghiệm và giám sát trong quá trình. Điều này được thực hiện bằng cách lấy mẫu và ghi lại tất cả các thử nghiệm đối với từng lô nguyên liệu thô, nguyên liệu trong quy trình/bán thành phẩm và thành phẩm.
Hơn nữa, COVID-19 cũng khiến người tiêu dùng quan tâm đến sức khỏe, tin chọn các sản phẩm tốt hơn và yêu cầu được truy cập vào dữ liệu để biết nguồn nguyên liệu tạo nên sản phẩm họ đang sử dụng đến từ đâu. Và nếu không tạo dựng lòng tin người tiêu dùng, tăng trưởng của doanh nghiệp có thể ảnh hưởng khi khách hàng trung thành rời bỏ hoặc quay lưng với thương hiệu F&B. Do đó, các nhà sản xuất F&B đang ưu tiên đầu tư vào công nghệ truy xuất nguồn gốc sản phẩm để bảo vệ uy tín thương hiệu và giành lợi thế cạnh tranh.
Dữ liệu không chỉ cần thu thập chính xác, mà còn phải nhanh chóng theo thời gian thực, giúp DN đưa ra hành động thích hợp ngay lập tức. Với CĐS, các DN trong lĩnh vực F&B có thể dự đoán hành vi của người tiêu dùng, kiểm soát tính minh bạch, từ đó nâng cao khả năng cạnh tranh của các sản phẩm mà họ sản xuất.
Putu Juli Ardika, Tổng cục trưởng Cục Công nghiệp chế biến, tin rằng ngành F&B có thể đạt được các tiêu chuẩn bền vững bằng cách sử dụng bao bì thân thiện với môi trường và nguồn nguyên liệu bền vững. Ví dụ, các công ty trong ngành cần phải liên tục tăng tính minh bạch về thành phần thô, liều lượng và kỹ thuật sản xuất.
Năm 2023, Indonesia sẽ trở thành quốc gia đối tác chính thức cho Hannover Messe ở Đức. Hannover Messe là triển lãm thương mại công nghiệp lớn nhất thế giới, năm nay sẽ được tổ chức vào tháng 4/2023. Indonesia sẽ sử dụng sự kiện này như một diễn đàn để thúc đẩy các nỗ lực chiến lược của quốc gia liên quan đến công nghiệp 4.0.
Indonesia đã chuẩn bị sẵn sàng cho công nghiệp 4.0 với các dự án quan trọng khác nhau được nêu trong lộ trình "Making Indonesia 4.0". Với “Making Indonesia 4.0”, Indonesia tin rằng đất nước này sẽ thành công trong việc đón đầu làn sóng công nghiệp 4.0 và trở thành một trong 10 nền kinh tế lớn nhất toàn cầu vào năm 2030.
Bộ Công nghiệp cũng đã trao Giải thưởng Chỉ số sẵn sàng cho công nghiệp 4.0 của Indonesia năm 2022 (INDI 4.0) - một trong những giải pháp của ngành để triển khai công nghiệp 4.0 và bắt đầu hành trình CĐS .
Công nghiệp 4.0 sẽ cải thiện ngành sản xuất bằng cách giảm chi phí và thời gian ngừng hoạt động, cải thiện hiệu suất của máy móc và thiết bị, đồng thời nâng cao tốc độ và chất lượng của các hoạt động sản xuất. Do đó, điều này sẽ nâng cao năng suất của DN, từ đó cải thiện khả năng cạnh tranh và kinh doanh của họ trên thị trường khu vực và toàn cầu, đồng thời hỗ trợ các sáng kiến toàn diện và bền vững để phục hồi kinh tế quốc gia./.
Tag
ĐANG HOT
BÀI VIẾT LIÊN QUAN
Đọc thêm