Thị trường hàng hóa
Dù chỉ giảm nhẹ trong phiên cuối cùng của năm 2022 và giữ vững mốc 1.000 điểm nhưng thị trường chứng khoán Việt Nam lại ghi nhận năm “lao dốc” mạnh nhất sau 14 năm.
Cụ thể, chốt phiên năm 2022, VN-Index giảm 2,2 điểm, tương đương 0,22% xuống 1.007,09 điểm. Tuy nhiên, so với hồi cuối năm 2021, chỉ số nãy giảm tới 32,78%, ghi nhận mức giảm mạnh nhất trong 14 năm và cũng là mức giảm mạnh thứ 2 trong lịch sử chỉ sau năm 2008.
Cần phải biết rằng 2008 là năm “lịch sử” khi bắt đầu mở ra cuộc khủng hoảng kinh tế toàn cầu và Việt Nam cũng không nằm ngoài xu hướng. Đợt khủng hoảng đó đã “nhấn chìm” thị trường chứng khoán, VN-Index “thủng” mốc 300 điểm.
Năm giảm của kỷ lục VN-Index đã khiến vốn hóa thị trường sàn TP HCM “bốc hơi” 1,82 triệu tỷ đồng (khoảng 77 tỷ USD) xuống khoảng 4 triệu tỷ đồng (tương đương 167 tỷ USD). Tính thêm sàn Hà Nội, mất mát trên thị trường chứng khoán Việt Nam trong năm 2022 là hơn 2 tỷ USD.
Điều đáng lo ngại không phải chỉ là đà giảm của chỉ số mà đến từ thanh khoản. Trong phiên cuối cùng của năm 2022, cả khối lượng và giá trị giao dịch đồng loạt đi xuống. Chỉ có 407 triệu cổ phiếu, tương đương 7.423 tỷ đồng được giao dịch thành công. Ở thời điểm bùng nổ, những con số này có thể là hơn 1 tỷ cổ phiếu và 30.000 tỷ đồng.
Vì vậy công ty chứng khoán Tân Việt (TVSI) đã đưa ra cái nhìn kém lạc quan về thị trường chứng khoán trong những ngày đầu năm 2023.
TVSI phân tích: “VN-Index tiếp tục kết phiên với cây giảm điểm cộng với giá đóng cửa thấp nhất ngày và điều chỉnh trở lại từ đường trung bình 10 phiên. Đà giảm điểm đi kèm thanh khoản thấp cho thấy lực cầu gần như mất hút khi áp lực nghỉ lễ đang đến. Với phiên đóng cửa 30/12, đồ thị khung tuần của chỉ số đã xác nhận nhịp giảm điều chỉnh khi đóng cửa thấp hơn giá trị tuần trước đó và thấp hơn vùng tích lũy ngắn 1010 điểm. Chúng tôi vẫn duy trì quan điểm thị trường đang trong giai đoạn tạo đáy 2 trung hạn nên xu hướng giảm điểm đang chiếm chủ đạo và xen kẽ các phiên phục hồi”.
Thị trường chứng khoán trượt dốc vào thứ Sáu để kết thúc một năm 2022 tàn khốc bằng nhiều tiếng khóc khi Phố Wall kết thúc năm tồi tệ nhất kể từ năm 2008.
Chỉ số Dow Jones Industrial Average giảm 73,55 điểm, tương đương 0,22%, đóng cửa ở mức 33.147,25. S&P 500 giảm 0,25%, kết thúc ở mức 3.839,50, Nasdaq Composite giảm 0,11% xuống 10.466,88.
Thứ Sáu đánh dấu ngày giao dịch cuối cùng trong một năm đầy khó khăn đối với chứng khoán. Cả ba chỉ số trung bình chính đều trải qua năm tồi tệ nhất kể từ năm 2008. Chỉ số Dow đỡ tồi tệ hơn cả trong năm 2022 khi “chỉ” giảm khoảng 8,8%. S&P 500 giảm 19,4% và thấp hơn 20% so với mức cao kỷ lục của nó, trong khi Nasdaq nặng về công nghệ giảm 33,1%.
Lạm phát nghiêm trọng và các đợt tăng lãi suất mạnh mẽ từ Cục Dự trữ Liên bang (FED) đã tác động tiêu cực đến tăng trưởng và cổ phiếu công nghệ, đồng thời đè nặng lên tâm lý nhà đầu tư trong suốt cả năm. Những lo ngại về địa chính trị và dữ liệu kinh tế không ổn định cũng khiến thị trường lo lắng.
“Chúng tôi đã gặp mọi thứ, từ vấn đề Covid ở Trung Quốc cho đến cuộc chiến tranh Ukraine. Tất cả họ đều rất nghiêm túc. Nhưng đối với các nhà đầu tư, vấn đề lại đến từ động thái của FED,” Art Cashin, Giám đốc điều hành sàn của UBS, cho biết trên “The Exchange” của CNBC.
Khi những tờ lịch cuối cùng của năm 2022 được xé đi để chuyển sang năm mới, một số nhà đầu tư nghĩ rằng nỗi đau còn lâu mới kết thúc. Họ dự báo thị trường giá xuống sẽ tiếp tục tồn tại cho đến khi suy thoái kinh tế xảy ra hoặc FED “quay xe”. Một số dự đoán cổ phiếu cũng sẽ chạm mức thấp mới trước khi hồi phục vào nửa cuối năm 2023.
Bất chấp thua lỗ hàng năm, chỉ số Dow và S&P 500 đã phá vỡ chuỗi ba quý thua lỗ trong ba tháng cuối năm. Tuy nhiên, Nasdaq, bị chi phối bởi những công ty như Apple, Tesla và Microsoft, những ông lớn lần đầu tiên trải qua quý âm thứ tư liên tiếp kể từ năm 2001. Điều đó có nghĩa tương lai ảm đảm vẫn ở phía trước.
ĐANG HOT
BÀI VIẾT LIÊN QUAN
Đọc thêm