Thị trường hàng hóa
Cổ phiếu bất động sản “đo sàn”
Thị trường chứng khoán 8/2 bắt đầu với kỳ vọng ngành bất động sản được “giải cứu” khi Ngân hàng Nhà nước tổ chức Hội nghị về công tác tín dụng đối với lĩnh vực bất động sản.
Hội nghị là nơi các doanh nghiệp chia sẻ những khó khăn và đề xuất nhiều kiến nghị tới Ngân hàng Nhà nước nhằm tháo gỡ nhiều vướng mắc về cho vay và lãi suất. Ngân hàng Nhà nước, đại diện Bộ Xây dựng, các Hiệp hội và ngân hàng thương mại cũng có mặt.
Vì vậy, giới đầu tư kỳ vọng bất động sản sẽ được “giải cứu”. Tuy nhiên, các thông tin được công bố tại Hội nghị cho thấy năm 2022, ngành ngân hàng đã hỗ trợ rất nhiều cho bất động sản. Tín dụng bất động sản tăng trưởng vượt trội so với tăng trưởng tín dụng chung của nền kinh tế.
Mặc dù Thống đốc Ngân hàng Nhà nước Nguyễn Thị Hồng khẳng định ngành ngân hàng sẽ tiếp tục hỗ trợ thị trường bất động sản nhưng các “ưu đãi riêng biệt” mà các doanh nghiệp đề xuất nhiều khả năng không được đáp ứng.
Thống đốc khẳng định ngoài tín dụng, ngành ngân hàng có thực hiện nhiều mục tiêu khác để ổn định vĩ mô. Bên cạnh đó, nhằm đảm bảo an toàn hệ thống, các ngân hàng thương mại phải cân nhắc duy trì tỷ lệ an toàn. Một trong số đó là rủi ro kỳ hạn (nghĩa là không thể dùng quá nhiều vốn ngắn hạn cho vay trung dài hạn).
Chính vì vậy, trong thị trường chứng khoán 8/2, cổ phiếu bất động sản “đo sàn”, hàng loạt mã giảm mạnh dù VN-Index đóng cửa trong sắc xanh.
Chốt phiên chứng khoán 8/2, VN-Index tăng 6,38 điểm, tương đương 0,6% lên 1.072,22 điểm. Nhóm cổ phiếu vốn hóa lớn mới đóng góp nhiều cho sắc xanh của thị trường. Nhóm cổ phiếu vốn hóa lớn tăng chậm. VN30-Index tăng 3,88 điểm, tương đương 0,36% lên 1.073,38 điểm.
Thanh khoản ít biến động. Toàn sàn ghi nhận 569 triệu cổ phiếu, tương đương 10.010 tỷ đồng được giao dịch thành công. Nhóm VN30 có 210 triệu cổ phiếu, tương ứng 5.117 tỷ đồng được chuyển nhượng.
Toàn sàn có 210 mã tăng giá (10 mã tăng trần), 67 mã đứng giá và 188 mã giảm giá.
Trong nhóm vốn hóa lớn, cổ phiếu bất động sản dẫn đầu đà giảm. PDR giảm 450 đồng/CP, tương đương 3,5% xuống 12.350 đồng/CP. NVL giảm 300 đồng/CP, tương đương 2,1% xuống 14.300 đồng/CP.
Cổ phiếu ngân hàng tiếp tục là trụ đỡ cho thị trường chứng khoán 8/2. Hàng loạt cổ phiếu lớn như BID, CTG, VCB, VPB,… đều dừng trong sắc xanh.
Trên sàn Hà Nội, các chỉ số cũng đóng cửa trong sắc xanh. HNX-Index tăng 0,62 điểm, tương đương 0,3% lên 210,62 điểm. HNX30-Index tăng 2,21 điểm, tương đương 0,62% lên 356,62 điểm.
Cổ phiếu thép “nóng” lên
Trong khi cổ phiếu bất động sản “đo sàn”, cổ phiếu ngân hàng tiếp tục giữ vai trò trụ đỡ của thị trường chứng khoán 8/2, cổ phiếu thép lại gây bất ngờ khi đồng loạt “nóng” lên.
Chốt phiên chứng khoán 8/2, cổ phiếu HSG của Tập đoàn Hoa Sen tăng trần, tăng 900 đồng/CP lên 14.450 đồng/CP. Đáng chú ý, trong phiên 7/2, HSG giảm sàn xuống 13.550 đồng/CP.
Trong khi đó, cổ phiếu HGP của Tập đoàn Hòa Phát cũng đi lên mạnh mẽ. Kết phiên, HPG tăng 1.100 đồng/CP, tương đương 5,6% lên 20.800 đồng/CP. Trước đó, có thời điểm HPG tăng trần lên 21.100 đồng/CP.
Nhiều cổ phiếu thép khác cũng “nóng” lên rõ rệt trong thị trường chứng khoán 8/2. NKG tăng 850 đồng/CP, tương đương 6,46% lên 14.000 đồng/CP. TLH tăng 340 đồng/CP, tương đương 5,3% lên 6.760 đồng/CP. VGS tăng 600 đồng/CP, tương đương 5,17% lên 12.200 đồng/CP.
Trước đó, trong quý 4/2022, ngành thép ồ ạt công bố báo cáo tài chính năm 2022 với những khoản thua lỗ thảm. Doanh nghiệp nào may mắn hơn thì chứng kiến lợi nhuận lao dốc. Tuy nhiên, kể từ cuối quý 4/2022, ngành thép có tín hiệu vui khi giá thép có xu hướng tăng lên.
Tag
ĐANG HOT
BÀI VIẾT LIÊN QUAN
Đọc thêm