Thị trường hàng hóa
Bán tháo cuối phiên
Chứng khoán 7/2 khởi đầu với ít tiêu cực dù đà bán tháo đã xuất hiện trong phiên 6/2. Trong phiên đầu tuần, dù VN-Index tăng điểm nhưng tự doanh phiên 6/2 có phiên bán ròng hơn 146 tỷ đồng.
Đến đầu giờ chiều, VN-Index vẫn duy trì đà giảm nhẹ. Thế nhưng, tới cuối phiên chứng khoán 7/2, đà bán tháo bất ngờ xuất hiện khiến VN-Index lao dốc và thanh khoản nhảy vọt.
Đóng cửa phiên chứng khoán 7/2, VN-Index dừng ở mức 1.065,84 điểm sau khi giảm 23,45 điểm, tương ứng 2,15%. VN30-Index giảm 24,87 điểm, tương đương 2,27% xuống 1.069,5 điểm.
Toàn sàn có tới 342 mã giảm giá (12 mã giảm sàn), 77 mã tăng giá (6 mã tăng trần) và 52 mã đứng giá. Nhóm VN30 ghi nhận 24 mã giảm giá, 4 mã tăng giá và chỉ 1 mã đứng giá.
Thanh khoản của phiên chứng khoán 7/2 tăng vọt về cuối ngày. Có tới 673 triệu cổ phiếu, tương đương 12.168 tỷ đồng được chuyển nhượng thành công. Trong đó, nhóm VN30 ghi nhận 218 triệu cổ phiếu, tương đương 5.390 tỷ đồng được giao dịch thành công.
Nhóm cổ phiếu ngân hàng tiếp tục đóng vai trò dẫn dắt thị trường và hôm nay là “nhấn chìm” VN-Index.
Sau khi lập đỉnh cao nhất mọi thời đại, cổ phiếu VCB của Vietcombank quay đầu sụt giảm mạnh. Chốt phiên, VCB giảm 4.000 đồng/CP, tương đương 4,2% xuống 92.000 đồng/CP.
Nhiều cổ phiếu ngân hàng khác cũng “lao dốc”. BID giảm 1.200 đồng/CP, tương đương 2,7% xuống 43.800 đồng/CP. CTG giảm 700 đồng/CP, tương đương 2,3% xuống 29.200 đồng/CP. TCB giảm 550 đồng/CP, tương đương 2% xuống 27.400 đồng/CP. VIB giảm 600 đồng/CP, tương đương 2,5% xuống 23.050 đồng/CP,…
Cổ phiếu bất động sản cũng góp phần “nhuộm đỏ” thị trường chứng khoán 7/2. NVL giảm 800 đồng/CP, tương đương 5,2% xuông 14.600 đồng/CP. PDR là blue-chips duy nhất giảm sàn. PDR giảm 950 đồng/CP xuống 12.800 đồng/CP.
Ở chiều ngược lại, một số blue-chip may mắn chốt phiên chứng khoán 7/2 trong sắc xanh. FPT tăng 200 đồng/CP, tương đương 0,2% lên 80.700 đồng/CP. GAS tăng 300 đồng/CP, tương đương 0,3% lên 106.300 đồng/CP.
Trên sàn Hà Nội, HNX-Index giảm 4,47 điểm, tương đương 2,08% xuống 210 điểm. HNX30-Index giảm 11,71 điểm, tương đương 3,2% xuống 354,41 điểm.
Chứng khoán thế giới đuối sức
Các cổ phiếu ở châu Á-Thái Bình Dương giao dịch hỗn hợp vào thứ Ba, khi các nhà đầu tư đón nhận thông tin Ngân hàng Dự trữ Úc tăng lãi suất 25 điểm cơ bản, nhìn chung phù hợp với kỳ vọng.
Chỉ số S&P/ASX 200 giảm 0,46%, xóa sạch mức tăng trước đó. đô la Úc đã củng cố 0,65% cho giao dịch cuối cùng ở mức 0,6926 so với đô la Mỹ.
Chỉ số Hang Seng của Hồng Kông dẫn đầu mức tăng trong khu vực và tăng 0,77%, chỉ số Hang Seng Tech tăng 1,9% khi cổ phiếu của Baidu tăng vọt sau một thông báo gần đây về chatbot nhân tạo của họ.
Tại Trung Quốc đại lục, Shenzhen Component cao hơn một chút và Shanghai Composite tăng 0,2%.
Chỉ số Nikkei225 giảm nhẹ và Topix tăng 0,22% khi Ngân hàng Trung ương Nhật Bản có kế hoạch đệ trình các đề cử thống đốc tiếp theo lên quốc hội vào tuần tới, theo Kyodo.
Kospi ở Hàn Quốc tăng 0,6% và Kosdaq tăng 1,4%.
Đêm qua tại Mỹ, Phố Wall tiếp tục thua lỗ khi các nhà đón nhận dữ liệu kinh tế của tuần trước cho thấy có nhiều dư địa hơn để Cục Dự trữ Liên bang Mỹ (FED) tăng lãi suất hơn nữa.
Nasdaq Composite dẫn đầu thua lỗ khi các nhà đầu tư ngày càng thận trọng với việc tăng lãi suất trái phiếu. Chỉ số Trung bình Công nghiệp Dow Jones và S&P 500 cũng đóng cửa ở mức thấp hơn. Lợi suất trái phiếu kho bạc tăng qua đêm, với lợi suất chuẩn kỳ hạn 10 năm tăng gần 11 điểm cơ bản ở mức 3,64%.
Tag
ĐANG HOT
BÀI VIẾT LIÊN QUAN
Đọc thêm