Thị trường hàng hóa
Cổ phiếu của Shark Thủy ngược dòng
Chứng khoán 3/3 bắt đầu giờ mở cửa với sắc đỏ loang rộng thị trường và thanh khoản thấp. Tới cuối phiên, VN-Index càng giảm sâu, dòng tiền càng đổ vào nhiều hơn nhưng giá trị giao dịch vẫn đứng ở mức thấp.
Cụ thể, đóng cửa phiên chứng khoán 3/3, VN-Index giảm 12,84 điểm, tương đương 1,24% xuống 1.024,77 điểm. VN30-Index giảm 15,38 điểm, tương đương 1,5% xuống 1.013,35 điểm.
Số lượng mã giảm giá (317 mã) cao vượt trội so với số lượng mã tăng giá (82 mã). Chỉ có 53 mã đứng giá. Nhóm VN30-Index chỉ có duy nhất 1 mã tăng giá nhưng có tới 26 mã giảm và 3 mã đứng giá.
Thanh khoản của phiên chứng khoán 3/3 tăng nhẹ so với hôm qua nhưng vẫn ở mức thấp. Chỉ có 448 triệu cổ phiếu, tương đương 7.211 tỷ đồng được giao dịch thành công. Dòng tiền chủ yếu chảy vào cổ phiếu nhỏ khi giá trị giao dịch nhóm VN30 chỉ là 2.390 tỷ đồng (tương đương khối lượng giao dịch 104 triệu cổ phiếu).
Cổ phiếu duy nhất trong nhóm VN30 tăng giá là PLX của Petrolimex. Petrolimex đang nhận được sự quan tâm từ giới đầu tư khi mà “ông lớn” ngành xăng dầu này công bố kế hoạch thoái vốn khỏi PGBank và dự kiến thu về hơn 2.200 tỷ đồng.
Đóng cửa phiên chứng khoán 3/3, PLX tăng 150 đồng/CP, tương đương 0,4% lên 38.800 đồng/CP. Đầu phiên, PLX thậm chí có thời điểm giao dịch trong sắc đỏ.
PLX duy trì được sức mạnh sau khi cổ phiếu dầu khí đã có một tuần thành công. Tuần trước, cổ phiếu dầu khí là nhóm nổi bật nhất khi vẫn giữa được sắc xanh hơn 2% với nhiều cổ phiếu tăng tốt như PLX, PVD, PVS
Tuy nhiên, điểm nhấn của thị trường chứng khoán 3/3 không phải PLX mà là IBC của Shark Thủy.
Bất chấp thị trường chứng khoán 3/3 rung lắc mạnh, cổ phiếu IBC của Công ty Cổ phần Đầu tư Apax Holdings vẫn có phiên tăng trần thứ hai liên tiếp. Đóng cửa phiên, IBC tăng 180 đồng/CP lên 2.800 đồng/CP. IBC được nhà đầu tư tranh mua khi công ty quyết định đổi nợ lấy đất.
Ở chiều ngược lại, cổ phiếu AMD của Công ty Cổ phần Đầu tư Apax Holdings cũng là mã được quan tâm khi bị đình chỉ giao dịch. AMD ghi nhận phiên giảm sàn thứ hai liên tiếp khi giảm 80 đồng/CP xuống 1.200 đồng/CP.
Trên sàn Hà Nội, sắc đỏ cũng làm chủ thị trường chứng khoán 3/3. HNX-Index giảm 1,25 điểm, tương đương 0,61% xuống 204,89 điểm. HNX30-Index giảm 4,68 điểm, tương đương 1,29% xuống 356,99 điểm.
Thị trường châu Á nóng lên
Các thị trường châu Á-Thái Bình Dương chủ yếu tăng vào thứ Sáu nhờ Phố Wall tăng điểm chỉ sau một đêm sau khi chủ tịch Cục Dự trữ liên bang Mỹ (FED) Atlanta, Raphael Bostic cho biết ông “kiên quyết” ủng hộ việc duy trì mức tăng 1/4 điểm.
Theo chỉ số quản lý mua hàng dịch vụ toàn cầu của Caixin/S&P, lĩnh vực dịch vụ của Trung Quốc đã có bước nhảy vọt trong hoạt động, với chỉ số 55 trong tháng 2 từ 52,9 trong tháng 1.
Chỉ số Hang Seng của Hồng Kông tăng 0,78% trong giờ giao dịch cuối cùng, trong khi chỉ số Hang Seng Tech tăng 2,21%. Tại Trung Quốc đại lục, Shenzhen Component tăng nhẹ, đóng cửa ở mức 11.851,91 và Shanghai Composite tăng 0,54%, kết thúc ngày thứ Sáu ở mức 3.328,39.
Chỉ số Nikkei 225 tăng 1,56% lên 27.927,47, dẫn đầu mức tăng trong khu vực và Topix tăng 1,25% lên 2.019,52 khi lạm phát ở thủ đô Nhật Bản giảm trong tháng 2 so với tháng trước.
Tại Úc, S&P/ASX 200 tăng 0,39% lên 7.283,6. Chỉ số Kospi của Hàn Quốc tăng 0,17% lên 2.432,07, với Kosdaq tăng 1,93% lên 802,42.
Qua đêm tại Mỹ, chứng khoán ban đầu chịu áp lực khi ngày giao dịch bắt đầu, nhưng đã phục hồi vào buổi chiều sau nhận xét của Bostic. Chỉ số Dow Jones Industrial Average dẫn đầu mức tăng trong số các chỉ số chính của Hoa Kỳ, tăng 1,05%, trong khi S&P 500 và Nasdaq Composite đóng cửa cao hơn lần lượt 0,76% và 0,73%.
Tag
ĐANG HOT
BÀI VIẾT LIÊN QUAN
Đọc thêm