Thị trường hàng hóa
Chứng khoán 3/2 đi ngang, ông Bùi Thành Nhơn tái xuất
Thị trường chứng khoán 3/2 không có quá nhiều điểm nhấn. Sau 2 phiên đầu tháng 2 biến động mạnh, VN-Index chốt tuần ở mức 1.077,15 điểm, giảm 0,44%, tương đương 0,04%. Nhóm cổ phiếu vốn hóa lớn vẫn là “tội đồ” khi VN30-Index giảm 7,78 điểm, tương đương 0,71% xuống 1.085,70 điểm.
Thanh khoản tiếp tục đi lùi nhưng đà giảm được hạn chế hơn. Toàn sàn Hose có 564 triệu cổ phiếu, tương đương 10.792 tỷ đồng được giao dịch thành công. Sàn Hose ghi nhận185 mã tăng giá, 69 mã đứng giá và 216 mã giảm giá. Nhóm VN30 có 14 mã tăng giá và 16 mã giảm giá.
Sau phiên tăng mạnh hôm qua, hôm nay, MWG dẫn đầu đà giảm trong nhóm cổ phiếu vốn hóa lớn. MWG của Thế giới di động giảm 2.100 đồng/CP, tương đương 4,% xuống 47.800 tỷ đồng.
Cùng với MWG, một số cổ phiếu ngành bán lẻ cũng chìm trong sắc đỏ. FPT giảm 1.800 đồng/CP, tương đương 2,2% xuống 80.100 đồng/CP. MSN giảm 200 đồng/CP, tương đương 0,2% xuống 96.500 đồng/C. VNM giảm 700 đồng/CP, tương đương 0,9% xuống 76.000 đồng/CP.
Ở chiều ngược lại, cổ phiếu ngân hàng và cổ phiếu họ VIC nỗ lực “giải cứu” thị trường. VCB tăng 2.400 đồng/CP, tương đương 2,6% lên 93.000 đồng/CP, VIB tăng 700 đồng/CP, tương đương 3% lên 24.300 đồng/CP. VIC tăng 200 đồng/CP, tương đương 0,4% lên 56.000 đồng/CP. VHM tăng 200 đồng/CP, tươn đương 0,4% lên 48.100 đồng/CP.
Tuy nhiên, trong thị trường chứng khoán 3/2, cổ phiếu họ VIN hay cổ phiếu ngân hàng đều không phải tâm điểm của thị trường. NVL của Tập đoàn Novaland là mã nóng nhất. Đóng cửa phiên cuối tuần, NVL trở thành blue-chips có đà đi lên mạnh nhất khi tăng 750 đồng/CP, tương đương 5,3% lên 14.950 đồng/CP.
Có 20,3 triệu cổ phiếu NVL được giao dịch thành công. Nhà đầu tư nước ngoài mua vào gần 4 triệu cổ phiếu NVL.
Đà tăng của NVL giúp vốn hóa thị trường Novaland có thêm 1.461 tỷ đồng vốn hóa thị trường.
Nhà đầu tư mạnh tay mua vào cổ phiếu NVL vì thông tin, ông Bùi Thành Nhơn, nhà sáng lập đã trở về vị trí Chủ tịch HĐQT Novaland sau một thời gian “rút lui”.
Trong khi đó, blue-chips trên sàn Hà Nội mạnh mẽ hơn khi đủ lấy lại sắc xanh cho HNX30-Index. HNX30 tăng 1,05 điểm, tương đương 0,29% lên 366,88 điểm trong khi HNX-Index giảm 0,03 điểm, tương đương 0,01% xuống 215,28 điểm.
Thanh khoản trên sàn Hà Nội trong phiên chứng khoán 3/2 cũng đi lùi khi có 56,7 triệu cổ phiếu, tương đương 843 tỷ đồng được giao dịch thành công.
Đà lao dốc của tỷ phú giàu nhất châu Á không “nhấn chìm” chứng khoán châu Á
Hiện tại, thị trường chứng khoán Việt Nam cũng không chịu quá nhiều áp lực từ thị trường thế giới.
Cổ phiếu ở châu Á-Thái Bình Dương giao dịch hỗn hợp vào thứ Sáu dù cổ phiếu của Adani Enterprises sụt giảm và giao dịch cuối cùng thấp hơn 15%. Nhà đầu tư tiếp tục bán tháo cổ phiếu của người từng giàu nhất châu Á do các cáo buộc của công ty bán khống Hindenburg đưa ra.
The Nifty 50 ở Mumbai giao dịch cao hơn 0,5% mặc dù các công ty Adani tiếp tục giảm mạnh, trong khi S&P Sensex tăng 0,65%.
Giá trị tài sản ròng của người sáng lập và chủ tịch Tập đoàn Adani Gautam Adani đã giảm hơn nữa chỉ sau một đêm, và hiện đứng ở vị trí thứ 21 trên Chỉ số tỷ phú Bloomberg. Ông đã mất tổng cộng 59,2 tỷ đô la giá trị tài sản ròng từ đầu năm đến nay xuống còn 63,1 tỷ đô la khi thị trường đóng cửa vào thứ Năm.
Chỉ số Hang Seng của Hồng Kông đã giảm 1,2% trong giờ giao dịch cuối cùng. Tại Trung Quốc đại lục, Shanghai Composite giảm 0,66% và Shenzhen Component mất 0,63% khi chỉ số quản lý mua hàng Caixin cho thấy hoạt động dịch vụ ở Trung Quốc tăng trong tháng 1.
Chỉ số Nikkei225 tại Nhật Bản tăng 0,39% và Topix giao dịch cao hơn 0,26% khi Chỉ số quản lý mua hàng của Ngân hàng au Jibun Nhật Bản đánh dấu sự tăng trưởng hơn nữa trong tháng.
Ở Hàn Quốc, Kospi cũng tăng 0,47% lên 2.480,4 và Kosdaq tăng 0,28% lên 766,79.
Tag
ĐANG HOT
BÀI VIẾT LIÊN QUAN
Đọc thêm