Thị trường hàng hóa

  • Vàng 2,007.50 +11.50 +0.58%
  • XAU/USD 1,998.53 +9.13 +0.46%
  • Bạc 25.317 +0.246 +0.98%
  • Đồng 3.8457 -0.0158 -0.41%
  • Platin 1,112.70 +6.70 +0.61%
  • Paladi 1,513.28 +4.88 +0.32%
  • Dầu Thô WTI 74.55 +0.25 +0.34%
  • Dầu Brent 78.06 +0.34 +0.44%
  • Khí Tự nhiên 2.311 +0.006 +0.26%
  • Dầu Nhiên liệu 2.3770 +0.0078 +0.33%
  • Xăng RBOB 2.5190 +0.0065 +0.26%
  • Dầu khí London 693.00 +1.62 +0.23%
  • Nhôm 2,312.00 -15.00 -0.64%
  • Kẽm 2,602.00 -43.00 -1.63%
  • Ni-ken 23,721.00 +75.00 +0.32%
  • Copper 8,492.50 -60.00 -0.70%
  • Lúa mì Hoa Kỳ 634.60 -6.40 -1.00%
  • Thóc 17.030 -0.040 -0.23%
  • Bắp Hoa Kỳ 597.00 -3.00 -0.50%
  • Đậu nành Hoa Kỳ 1,409.50 -4.50 -0.32%
  • Dầu Đậu nành Hoa Kỳ 51.78 -0.72 -1.37%
  • Khô Đậu nành Hoa Kỳ 425.55 -1.85 -0.43%
  • Cotton Hoa Kỳ loại 2 78.62 +0.26 +0.33%
  • Ca Cao Hoa Kỳ 2,947.50 -2.50 -0.08%
  • Cà phê Hoa Kỳ loại C 188.80 -2.80 -1.46%
  • Cà phê London 2,382.00 -143.00 -5.66%
  • Đường Hoa Kỳ loại 11 26.66 +0.15 +0.57%
  • Nước Cam 269.85 -10.00 -3.57%
  • Bê 174.45 +0.15 +0.09%
  • Heo nạc 78.40 +1.52 +1.98%
  • Bê đực non 233.70 +4.38 +1.91%
  • Gỗ 348.00 -15.70 -4.32%
  • Yến mạch 327.90 +0.60 +0.18%
16:59 27/02/2023

Chứng khoán 27/2: VN-Index lùi về sát mốc 1.000 điểm

Chứng khoán 27/2 diễn ra theo đúng kịch bản bi quan của giới đầu tư. VN-Index tiếp tục giảm sâu và lùi về sát mốc 1.000 điểm.

VN-Index lùi về sát mốc 1.000 điểm

Chứng khoán 27/2 bắt đầu với nỗi lo sợ được “truyền cảm hứng” từ 2 phiên cuối tuần trước. Ngay từ đầu phiên, sắc đỏ đã bao trùm các sàn giao dịch. Vì vậy, một phiên giảm mạnh là điều đã được báo trước. Vấn đề chỉ là giảm tới mức nào và thanh khoản ra sao.

Đóng cửa phiên chứng khoán 27/2, VN-Index giảm 18,31 điểm, tương đương 1,76% xuống 1.021,25 điểm. VN30-Index giảm 18,96 điểm, tương đương 1,84% xuống 1.011,46 điểm. VN-Index đang lùi dần về mốc 1.000 điểm. Đó là mốc quan trọng mà nhiều công ty chứng khoán nhắc tới trong những ngày này.

Số lượng mã giảm giá trong phiên chứng khoán 27/2 (371 mã) vượt trội so với số lượng mã tăng (66 mã). Nhóm VN30 ghi nhận chỉ 2 mã tăng giá, 1 mã đứng giá và 27 mã giảm giá.

Chứng khoán 27/2 diễn ra theo đúng kịch bản bi quan của giới đầu tư. VN-Index tiếp tục giảm sâu và lùi về sát mốc 1.000 điểm. Ảnh minh họa

Thanh khoản hôm nay cải thiện đáng kể. Có 589 triệu cổ phiếu, tương đương 9.330 tỷ đồng được giao dịch thành công.

Chứng khoán 27/2 không có “tội đồ” rõ nét khi các mã có đà “rơi” tương tự nhau. Điểm nhấn của thị trường là những nỗ lực của thành công của VJC và VNM. Đây là hai blue-chips hiếm hoi lấy lại được sắc xanh tại giờ đóng cửa. Trong khi đó, một số blue-chips khác lại “vượt bão” bất thành như NVL, POW, TPB, VIB và VRE.

MSN là blue-chips duy nhất giảm sàn trong phiên chứng khoán 27/2. MSN giảm 6.000 đồng/CP, tương đương 79.900 đồng/CP. Trên bảng giao dịch điện tử, MSN chỉ có dư mua ở mức giá sàn.

Cổ phiếu đầu cơ đã chấm dứt chuỗi ngày tăng nóng. AMD của Công ty cổ phần Đầu tư và Khoáng sản FLC Stone quay đầu đi lùi khi giảm sàn, giảm 110 đồng/CP xuống 1.530 đồng/CP. Trước đó, AMD đã có chuỗi 5 phiên tăng trần liên tiếp.

Không giảm sàn nhưng HQC của Công ty cổ phần Tư vấn-Thương mại-Dịch vụ Địa ốc Hoàng Quân cũng lao dốc và chấm dứt chuỗi 5 phiên tăng mạnh liên tiếp (trong đó có 4 phiên tăng trần). HQC giảm 200 đồng/CP, tương đương 5,13% xuống 3.700 đồng/CP.

Ở chiều ngược lại, một số mã vẫn duy trì được chuỗi nhiều phiên tăng trần liên tiếp bất chấp thị trường chứng khoán 27/2 rung lắc mạnh. HOT tăng 1.500 đồng/CP lên 23.000 đồng/CP. CWG tăng 1.900 đồng/CP lên 29.200 đồng/CP.

Trên sàn Hà Nội, các chỉ số thậm chí giảm sâu hơn. HNX-Index giảm 4,05 điểm, tương đương 1,95% xuống 203,27 điểm. HNX30-Index giảm 8,38 điểm, tương đương 2,32% xuống 352,11 điểm.

Chứng khoán châu Á đỏ rực nhưng vẫn “thua” VN-Index

Thị trường châu Á - Thái Bình Dương chủ yếu giảm trong phiên chứng khoán 27/2 sau khi chứng khoán ở Phố Wall đánh dấu tuần tồi tệ nhất trong năm 2023 vào thứ Sáu. Tuy nhiên, đà giảm của các chỉ số lớn vẫn “thua kém” so với VN-Index.

Tại Australia, S&P/ASX 200 đóng cửa giảm 1,12% xuống 7.224,8. Tại Hàn Quốc, Kospi giảm 0,87% xuống 2.402,64 và Kosdaq tăng 0,18% lên 780,3.

Tại Nhật Bản, chỉ số Nikkei 225 giảm 0,11%, đóng cửa ở mức 27.423,96 và Topix tăng 0,22%, kết thúc ở mức 1992,78 khi ứng cử viên thống đốc Ngân hàng Nhật Bản Kazuo Ueda phát biểu trước thượng viện nước này vào thứ Hai.

Tại Trung Quốc đại lục, Shenzhen Component giảm 0,79% và Shanghai Composite giảm 0,36%. Chỉ số Hang Seng của Hồng Kông giảm 0,6% và chỉ số Hang Seng Tech ghi nhận mức giảm lớn hơn với mức giảm 1,18%.

Các cổ phiếu trên Phố Wall đã kết thúc tuần vào thứ Sáu với sự sụt giảm mạnh khi thước đo lạm phát ưu tiên của Cục Dự trữ Liên bang Hoa Kỳ (FED) cho thấy mức tăng giá mạnh hơn dự kiến ​​vào tháng trước.

S&P 500 giảm 2,7%, đánh dấu tuần tồi tệ nhất kể từ ngày 9/12. Chỉ số Dow Jones Industrial Average giảm gần 3,0% trong tuần - tuần giảm thứ tư liên tiếp. Nasdaq Composite đóng cửa thấp hơn 3,3%, đánh dấu tuần âm thứ hai trong ba tuần.

Paul Sankey, Chủ tịch kiêm nhà phân tích hàng đầu tại Sankey Research, cho biết nhu cầu từ việc mở cửa trở lại của Trung Quốc vẫn chưa được phản ánh đầy đủ trong giá dầu.

Ông nói: “Dữ liệu của Trung Quốc trông thực sự sinh động từ quan điểm về tính di động và hoạt động, nhưng nó không thực sự hiển thị trong giá dầu,” và nói thêm rằng giá dầu hiện không hoạt động tốt như họ mong đợi.

Dầu thô Brent kỳ hạn tăng 0,10% lên 83,24 USD/thùng, trong khi hợp đồng tương lai Trung cấp West Texas của Hoa Kỳ tăng 0,17% lên 76,45 USD/thùng.

Sankey nói thêm rằng thành viên OPEC Saudi Arabia sẽ muốn giá dầu cao hơn 10 USD so với hiện tại.

Ông nói: “Tôi thực sự nghĩ rằng Ả Rập Saudi sẽ kiểm soát thị trường vào mùa hè và đưa chúng ta tới mức 100 USD/thùng”.

Đọc thêm

Xem thêm