Thị trường hàng hóa
Cổ phiếu đại gia lại nhấn chìm thị trường
Chứng khoán 25/4 mở cửa với sắc xanh. Cổ phiếu ngành thép lạc quan hơn cả sau khi ông Trần Đình Long, Chủ tịch HĐQT Tập đoàn Hòa Phát khẳng định ngành thép đã qua được những khó khăn nhất. Cổ phiếu ngân hàng cũng góp phần giúp VN-Index có nhiều tín hiệu tích cực.
Tuy nhiên, thanh khoản thấp vẫn luôn là áp lực với chứng khoán 25/4. Thanh khoản thấp góp phần không nhỏ khiến áp lực bán xuất hiện ngày càng nhiều trong phiên chiều, từ đó khiến VN-Index giảm điểm. Gần sát giờ đóng cửa, sắc đỏ càng loang rộng bảng giao dịch điện tử.
Đóng cửa thị trường chứng khoán 25/4, VN-Index giảm 6,51 điểm, tương đương 0,63% xuống 1.034,85 điểm, VN30-Index giảm 9,13 điểm, tương đương 0,87% xuống 1.037,04 điểm. Toàn sàn chỉ có 119 mã tăng giá, 58 mã đứng giá và 247 mã giảm giá.
Thanh khoản phiên chứng khoán 25/4 không có quá nhiều biến động. Sàn TP.HCM ghi nhận gần 540 triệu cổ phiếu, tương đương 9.417 tỷ đồng được giao dịch thành công. VN30 có 141 triệu cổ phiếu, tương đương 3.502 tỷ đồng được chuyển nhượng.
Sự “giở mặt” của blue-chips, đặc biệt là cổ phiếu ngân hàng đã khiến VN-Index chìm trong sắc đỏ. Đầu phiên, các mã BID, ACB, CTG, HDB,… đều xanh sàn nhưng cuối phiên, các mã này đã “quay xe” nhanh chóng. Trong nhóm blue-chips, chỉ có VCB và HPG vững vàng.
Chốt phiên chứng khoán 25/4, HPG tăng 400 đồng/CP, tương đương 1,9% lên 21.050 đồng/CP, VCB tăng 400 đồng/CP, tương đương 0,5% lên 88.300 đồng/CP.
Công ty chứng khoán VCBS đánh giá tâm lý thận trọng của nhà đầu tư vẫn được thể hiện rõ ràng khi áp lực bán liên tục gia tăng trở lại và dần kéo chỉ số chung về sát mốc tham chiếu. Bên cạnh đó, đà bán ròng của khối ngoại vẫn duy trì khi mà tính đến hết phiên, khối ngoại bán ròng với thanh khoản 155 tỷ và tập trung bán POW, STB, SHB.
Theo VCBS, các chỉ báo kỹ thuật cho thấy sự tiêu cực cũng tăng lên đáng kể trong phiên chứng khoán 25/4. Nếu lực cầu không xuất hiện trở lại thì xác xuất VN-Index giảm về vùng đáy cũ 1.020 điểm là cần được tính đến.
“Chúng tôi khuyến nghị các nhà đầu tư chủ động bán giảm những mã cổ phiếu đã giảm dưới vùng hỗ trợ, gia tăng tỷ trọng tiền mặt và chỉ giữ tỷ trọng cổ phiếu ở mức hợp lý từ 20 – 30%”, VCBS đưa ra lời khuyên cho nhà đầu tư.
Trên sàn Hà Nội, các chỉ số thậm chí còn đi lùi mạnh hơn. Đóng cửa phiên chứng khoán 25/4, HNX-Index giảm 2,07 điểm, tương đương 1% xuống 204,69 điểm, HNX30-Index giảm 4,82 điểm, tương đương 1,31% xuống 363,51 điểm.
Chứng khoán Hong Kong lao dốc
Thị trường Hồng Kông dẫn đầu thua lỗ ở châu Á vào thứ Ba, với Hang Seng trượt 1,97% do chứng khoán châu Á phần lớn ước tính giảm thu nhập của công ty Công nghệ lớn.
Chỉ số Hang Seng Tech chứng kiến mức thua lỗ lớn hơn, giảm 4% do cổ phiếu công nghệ dẫn đầu mức thua lỗ trên HSI.
Alphabet, Microsoft, Amazon và Meta nằm trong số những cái tên được quan tâm cao dự kiến công bố kết quả của họ trong quý đầu tiên.
Chris Harvey, người đứng đầu bộ phận chiến lược vốn chủ sở hữu tại Wells Fargo Securities, cho biết: “Mọi người chỉ chờ đợi thu nhập từ công nghệ. Đây là một tuần rất, rất bận rộn cho thu nhập”.
Các thị trường Trung Quốc đại lục cũng kết thúc ở mức thấp hơn, với Shenzhen Component giảm 1,48%, đóng cửa ở mức 11.149,01 và Shanghai Composite kết thúc thấp hơn 0,32% ở mức 3.264,87.
Kospi của Hàn Quốc giảm 1,37%, đóng cửa ở mức 2.489,02 và Kosdaq kết thúc phiên giảm 1,93% ở mức 838,71, sau khi ngân hàng trung ương của nước này thông báo rằng GDP của nước này tăng 0,8% so với cùng kỳ năm ngoái trong quý đầu tiên.
Ngược lại, các thị trường Nhật Bản đều cao hơn, với chỉ số Nikkei 225 tăng 0,09% lên 28.620,07 và Topix tăng 0,24% lên 2.042,15.
Thị trường Úc và New Zealand đóng cửa nghỉ lễ.
Qua đêm tại Hoa Kỳ, Nasdaq Composite giảm 0,29%, nhưng Chỉ số công nghiệp trung bình Dow Jones kết thúc tăng 0,2% và S&P 500 đóng cửa cao hơn 0,09%.
Tag
ĐANG HOT
BÀI VIẾT LIÊN QUAN
Đọc thêm