Thị trường hàng hóa

  • Vàng 2,007.50 +11.50 +0.58%
  • XAU/USD 1,998.53 +9.13 +0.46%
  • Bạc 25.317 +0.246 +0.98%
  • Đồng 3.8457 -0.0158 -0.41%
  • Platin 1,112.70 +6.70 +0.61%
  • Paladi 1,513.28 +4.88 +0.32%
  • Dầu Thô WTI 74.55 +0.25 +0.34%
  • Dầu Brent 78.06 +0.34 +0.44%
  • Khí Tự nhiên 2.311 +0.006 +0.26%
  • Dầu Nhiên liệu 2.3770 +0.0078 +0.33%
  • Xăng RBOB 2.5190 +0.0065 +0.26%
  • Dầu khí London 693.00 +1.62 +0.23%
  • Nhôm 2,312.00 -15.00 -0.64%
  • Kẽm 2,602.00 -43.00 -1.63%
  • Ni-ken 23,721.00 +75.00 +0.32%
  • Copper 8,492.50 -60.00 -0.70%
  • Lúa mì Hoa Kỳ 634.60 -6.40 -1.00%
  • Thóc 17.030 -0.040 -0.23%
  • Bắp Hoa Kỳ 597.00 -3.00 -0.50%
  • Đậu nành Hoa Kỳ 1,409.50 -4.50 -0.32%
  • Dầu Đậu nành Hoa Kỳ 51.78 -0.72 -1.37%
  • Khô Đậu nành Hoa Kỳ 425.55 -1.85 -0.43%
  • Cotton Hoa Kỳ loại 2 78.62 +0.26 +0.33%
  • Ca Cao Hoa Kỳ 2,947.50 -2.50 -0.08%
  • Cà phê Hoa Kỳ loại C 188.80 -2.80 -1.46%
  • Cà phê London 2,382.00 -143.00 -5.66%
  • Đường Hoa Kỳ loại 11 26.66 +0.15 +0.57%
  • Nước Cam 269.85 -10.00 -3.57%
  • Bê 174.45 +0.15 +0.09%
  • Heo nạc 78.40 +1.52 +1.98%
  • Bê đực non 233.70 +4.38 +1.91%
  • Gỗ 348.00 -15.70 -4.32%
  • Yến mạch 327.90 +0.60 +0.18%
18:55 23/02/2023

Chứng khoán 23/2: Cứ tưởng “ngã ngựa”, hóa ra được “giải cứu”

Chứng khoán 23/2 bị ảnh hưởng bởi phiên tiêu cực hôm qua. Chỉ số VN-Index có thời điểm giảm hơn 20 điểm nhưng rồi bất ngờ được “giải cứu” cuối phiên bởi cổ phiếu ngân hàng.

Cứ tưởng “ngã ngựa”, hóa ra được “giải cứu”

Chứng khoán 23/2 bắt đầu ngày mới mới sự tiêu cực. Nhà đầu tư đã sẵn sàng chờ đón một đợt “lao dốc” của thị trường sau khi VN-Index giảm sâu ngày hôm qua. Sắc đỏ chiếm ưu thế suốt vài tiếng giao dịch. Thậm chí, có thời điểm VN-Index giảm hơn 20 điểm.

Thậm chí, trước phiên ATC, chứng khoán 23/2 vẫn cho thấy tâm lý tiêu cực. Thế nhưng, 15 phút cuối đã hoàn toàn thay đổi toàn bộ cục diện của VN-Index. Dù VN-Index không lấy lại được sắc xanh nhưng đà giảm đã được hạn chế gần tuyệt đối.

Đóng cửa phiên chứng khoán 23/2, VN-Index chỉ còn giảm 0,62 điểm, tương đương 0,06% xuống 1.053,66 điểm. VN30-Index giảm 0,13 điểm, tương đương 0,01% xuống 1.050,95 điểm.

Chứng khoán 23/2 bị ảnh hưởng bởi phiên tiêu cực hôm qua. Chỉ số VN-Index có thời điểm giảm hơn 20 điểm nhưng rồi bất ngờ được “giải cứu” cuối phiên bởi cổ phiếu ngân hàng. Ảnh minh họa

Số lượng mã giảm giá chiếm ưu thế với 258 mã. Toàn sàn TP.HCM chỉ có 137 mã tăng giá và 74 mã đứng giá.

Thanh khoản tiếp tục đứng ở mức cao. Có tới 721 triệu cổ phiếu, tương đương 12.081 tỷ đồng được chuyển nhượng thành công. Nhóm VN30 ghi nhận 198 triệu cổ phiếu, tương đương 5.227 tỷ đồng được giao dịch.

Nhóm cổ phiếu vốn hóa lớn, đặc biệt là cổ phiếu ngân hàng đóng vai trò nâng đỡ thị trường, trong khi cổ phiếu bất động sản yếu thế. ACB tăng 550 đồng/CP, tương đương 2,2% lên 25.400 đồng/CP. BID tăng 550 đồng/CP, tương đương 1,2% lên 45.550 đồng/CP. TPB tăng 450 đồng/CP, tương đương 1,9% lên 24.000 đồng/CP,…

Nối tiếp phiên giảm sàn hôm qua, NVL trong phiên chứng khoán 23/2 cũng có nhiều thời điểm giao dịch trong sắc xanh hòa bình. Tuy nhiên, tới cuối phiên, NVL đã thoát giảm sàn. NVL giảm 200 đồng/CP, tương đương 1,7% xuống 11.800 đồng/CP. PDR giảm 100 đồng/CP xuống 10.900 đồng/CP.

AMD của Công ty cổ phần Đầu tư và Khoáng sản FLC Stone là một trong những mã gây nhiều chú ý trong phiên chứng khoán 23/2. AMD tăng trần, tăng 100 đồng/CP lên 1.540 đồng/CP, ghi nhận phiên tăng trần thứ tư liên tiếp.

Trên sàn Hà Nội, nhóm cổ phiếu vốn hóa lớn lấy lại được sắc xanh tại thời điểm cuối phiên. HNX30-Index tăng 2,74 điểm, tương đương 0,75% lên 366,06 điểm. Trong khi đó, HNX-Index giảm nhẹ, giảm 0,65 điểm, tương đương 0,31% xuống 209,31 điểm.

Chứng khoán 23/2 chịu áp lực bán ra lớn

Đánh giá về phiên chứng khoán 23/2, Công ty chứng khoán VCBS cho biết lực cầu về cuối phiên đã giúp cho VN-Index thu hẹp đà giảm đáng kể, quay về sát mốc tham chiếu. Thanh khoản bán chủ động chiếm đến 81,8% tổng thanh khoản toàn thị trường cho thấy tâm lý nhà đầu tư vẫn đang vẫn chưa thể lạc quan trong ngắn hạn.

Sự ảm đạm với sắc đỏ bao trùm cùng với tốc độ giao dịch chậm được ghi nhận ngay từ khi bắt đầu phiên sáng. Tâm lý bi quan được thể hiện rõ ràng khi thanh khoản thị trường chỉ đạt xấp xỉ hơn 2 nghìn tỷ sau 1 giờ giao dịch. Trong đó thanh khoản bán chủ động chiếm gần 70% thanh khoản thị trường.

Theo thống kê của VCBS, nhóm cổ phiếu bán lẻ và chứng khoản chịu áp lực bán lớn nhất với mức giảm xấp xỉ 1,5%. Có thể nói phe bán đã hoàn toàn chiếm thế chủ động với hơn 330 mã giảm điểm và chỉ có số ít các mã giữ được sắc xanh có thể kể đến như HVN, GVR, PLX.

Áp lực tiếp tục đè nặng lên thị trường trong phiên chiều khi có đến hơn 380 mã giảm điểm khiến VN Index nhanh chóng lui về sát khu vực 1.030 điểm. Lực cầu bất ngờ xuất hiện về cuối phiên đã giúp VN-Index thu hẹp đà giảm đáng kể, quay lại tiệm cận 1.050 điểm.

Tương đồng với khối nội, khối ngoại tiếp tục bán ròng với thanh khoản lớn 630 tỷ, tập trung bán FUEVFVND, HPG, SSI.

Với diễn biến hiện tại, VCBS khuyến nghị các nhà đầu tư vẫn nên kiên nhẫn đợi,  quan sát diễn biến 1 – 2 phiên tới, chờ tín hiệu ổn định rõ ràng hơn của thị trường

Đọc thêm

Xem thêm