Thị trường hàng hóa

  • Vàng 2,007.50 +11.50 +0.58%
  • XAU/USD 1,998.53 +9.13 +0.46%
  • Bạc 25.317 +0.246 +0.98%
  • Đồng 3.8457 -0.0158 -0.41%
  • Platin 1,112.70 +6.70 +0.61%
  • Paladi 1,513.28 +4.88 +0.32%
  • Dầu Thô WTI 74.55 +0.25 +0.34%
  • Dầu Brent 78.06 +0.34 +0.44%
  • Khí Tự nhiên 2.311 +0.006 +0.26%
  • Dầu Nhiên liệu 2.3770 +0.0078 +0.33%
  • Xăng RBOB 2.5190 +0.0065 +0.26%
  • Dầu khí London 693.00 +1.62 +0.23%
  • Nhôm 2,312.00 -15.00 -0.64%
  • Kẽm 2,602.00 -43.00 -1.63%
  • Ni-ken 23,721.00 +75.00 +0.32%
  • Copper 8,492.50 -60.00 -0.70%
  • Lúa mì Hoa Kỳ 634.60 -6.40 -1.00%
  • Thóc 17.030 -0.040 -0.23%
  • Bắp Hoa Kỳ 597.00 -3.00 -0.50%
  • Đậu nành Hoa Kỳ 1,409.50 -4.50 -0.32%
  • Dầu Đậu nành Hoa Kỳ 51.78 -0.72 -1.37%
  • Khô Đậu nành Hoa Kỳ 425.55 -1.85 -0.43%
  • Cotton Hoa Kỳ loại 2 78.62 +0.26 +0.33%
  • Ca Cao Hoa Kỳ 2,947.50 -2.50 -0.08%
  • Cà phê Hoa Kỳ loại C 188.80 -2.80 -1.46%
  • Cà phê London 2,382.00 -143.00 -5.66%
  • Đường Hoa Kỳ loại 11 26.66 +0.15 +0.57%
  • Nước Cam 269.85 -10.00 -3.57%
  • Bê 174.45 +0.15 +0.09%
  • Heo nạc 78.40 +1.52 +1.98%
  • Bê đực non 233.70 +4.38 +1.91%
  • Gỗ 348.00 -15.70 -4.32%
  • Yến mạch 327.90 +0.60 +0.18%
18:26 02/02/2023

Chứng khoán 2/2: Xanh vỏ đỏ lòng, thanh khoản “bốc hơi” 6.570 tỷ

Chứng khoán 2/2 không còn thê thảm như phiên trước đó nhưng tín hiệu tích cực vẫn chưa xuất hiện khi thị trường rơi vào cảnh “Xanh vỏ đỏ lòng” và giá trị giao dịch “bốc hơi” 6.570 tỷ đồng.

Xanh vỏ đỏ lòng, thanh khoản “bốc hơi” 6.570 tỷ

Chứng khoán 2/2 vừa trải qua một phiên giao dịch “rơi tự do” nên được kỳ vọng lực cầu bắt đáy sẽ xuất hiện. Nhà đầu tư tạm thời thở phào nhẹ nhõm khi sắc xanh trở lại với thị trường dù rất dè dặt.

Chốt phiên, VN-Index tăng 1,62 điểm, tương đương 0,15% lên 1.077,59 điểm. Tình trạng “Xanh vỏ đỏ lòng” xuất hiện. Dù VN-Index đóng cửa trong sắc xanh nhưng toàn sàn ghi nhận chỉ có 111 mã tăng giá (4 mã tăng trần), 308 mã giảm giá (4 mã giảm sàn) và 49 mã đứng giá.

Cổ phiếu vốn hóa lớn đóng vai trò dẫn dắt thị trường chứng khoán 2/2. VN30-Index tăng 5,39 điểm, tương đương 0,5% lên 1.093,48 điểm. VN30 có 16 mã tăng giá, 12 mã giảm giá và 2 mã đứng giá.

Chứng khoán 2/2 không còn thê thảm như phiên trước đó nhưng tín hiệu tích cực vẫn chưa xuất hiện khi thị trường  rơi vào cảnh “Xanh vỏ đỏ lòng” và giá trị giao dịch “bốc hơi” 6.570 tỷ đồng. Ảnh minh họa

Thanh khoản cũng là vấn đề của thị trường chứng khoán 2/2. Khối lượng giao dịch sàn Hose đạt gần 635 triệu cổ phiếu, giảm 365 tỷ đồng, tươn đương 36,5% so với hôm qua. Giá trị giao dịch đạt 11.053 tỷ đồng, giảm 6.570 tỷ đồng, tương đương 37,3%.

Trong nhóm VN30, khối lượng giao dịch đạt 177 triệu cổ phiếu, tương đương 4.688 tỷ đồng, giảm 2.497 tỷ đồng (34,8%).

Chứng khoán 2/2 ghi nhận cổ phiếu họ VIN, cổ phiếu bán lẻ và môt số ít cổ phiếu ngân hàng nâng đỡ thị trường. Riêng cổ phiếu ngân hàng có sự phân hóa mạnh mẽ.

Cụ thể, chốt phiên 2/2, VIC tăng 600 đồng/CP, tương đương 1,1% lên 55.800 đồng/CP. VRE tăng 850 đồng/CP, tương ứng 3% lên 28.850 đồng/CP. MWG tăng 2.800 đồng/CP, tương đương 5,9% lên 49.900 đồng/CP. MSN tăng 1.500 đồng/CP, tương đương 1,6% lên 96.700 đồng/CP,…

Cổ phiếu ngân hàng phân hóa mạnh mẽ. Trong khi VCB, BID, CTG, VPB, TPB nỗ lực đưa VN-Index đi lên thì ACB, HDB, TCB lại kéo lùi thị trường. Trong đó, VCB đi lên khá mạnh, tăng 1.500 đồng/CP, tương ứng 1,7% lên 90.600 đồng/CP.

Trên sàn Hà Nội, blue-chips lại đóng vai trò kéo lùi thị trường chứng khoán 2/2. HNX30-Index giảm 2.000 đồng/CP, tương đương 0,54% xuống 365,83 điểm. HNX-Index giảm 0,7 điểm, tương đương 0,32% xuống 215,31 điểm.

Chứng khoán châu Á tăng điểm nhờ FED

Trên thị trường chứng khoán thế giới ngày 2/2, thông tin quan trọng nhất được nhắc tới chính là cuộc họp chính sách của FED.

Các cổ phiếu ở châu Á-Thái Bình Dương hầu hết giao dịch cao hơn vào thứ Năm khi các nhà đầu tư hiểu được mức tăng lãi suất nhỏ hơn 25 điểm cơ bản của FED và Chủ tịch FED Jerome Powell thừa nhận lạm phát đang giảm.

Chỉ số Hang Seng của Hồng Kông tăng 0,54% với chỉ số công nghệ Hang Seng tăng 1,9%, dẫn đầu mức tăng trong khu vực. Tại Trung Quốc đại lục, Shanghai Composite cũng tăng 0,14% và Shenzhen Component tăng 0,36%.

Kospi của Hàn Quốc tăng 0,5% và Kosdaq tăng 1,48%, do chỉ số giá tiêu dùng của quốc gia tăng 5,2% trong tháng đầu tiên của năm 2023 trên cơ sở hàng năm, lần đầu tiên tăng trong ba tháng, dữ liệu của chính phủ cho thấy đồng won của Hàn Quốc đứng ở mức 1.221,18 so với đô la Mỹ trong khi chỉ số đô la giảm một phần trăm xuống còn 101,08.

Tại Nhật Bản, chỉ số Nikkei 225 giao dịch cao hơn 0,16% trong khi Topix mất 0,32%. Tại Úc, S&P/ASX 200 tăng 0,19% và S&P/NZX 50 ở New Zealand cũng tăng 0,37%.

Các nhà đầu tư cũng sẽ theo dõi sát sao cổ phiếu của các công ty thuộc Tập đoàn Adani khi thị trường Ấn Độ mở cửa sau khi Adani Enterprises ngừng đợt chào bán tiếp theo đã được đăng ký đầy đủ chỉ sau một đêm.

Tại Phố Wall, các nhà giao dịch phớt lờ dấu hiệu nhỏ của FED rằng cơ quan này có thể sắp kết thúc chu kỳ tăng giá. S&P 500 tăng cao hơn 1,05%, Nasdaq Composite tăng 2% và Chỉ số công nghiệp trung bình Dow Jones tăng 0,02%.

Đọc thêm

Xem thêm