Thị trường hàng hóa

  • Vàng 2,007.50 +11.50 +0.58%
  • XAU/USD 1,998.53 +9.13 +0.46%
  • Bạc 25.317 +0.246 +0.98%
  • Đồng 3.8457 -0.0158 -0.41%
  • Platin 1,112.70 +6.70 +0.61%
  • Paladi 1,513.28 +4.88 +0.32%
  • Dầu Thô WTI 74.55 +0.25 +0.34%
  • Dầu Brent 78.06 +0.34 +0.44%
  • Khí Tự nhiên 2.311 +0.006 +0.26%
  • Dầu Nhiên liệu 2.3770 +0.0078 +0.33%
  • Xăng RBOB 2.5190 +0.0065 +0.26%
  • Dầu khí London 693.00 +1.62 +0.23%
  • Nhôm 2,312.00 -15.00 -0.64%
  • Kẽm 2,602.00 -43.00 -1.63%
  • Ni-ken 23,721.00 +75.00 +0.32%
  • Copper 8,492.50 -60.00 -0.70%
  • Lúa mì Hoa Kỳ 634.60 -6.40 -1.00%
  • Thóc 17.030 -0.040 -0.23%
  • Bắp Hoa Kỳ 597.00 -3.00 -0.50%
  • Đậu nành Hoa Kỳ 1,409.50 -4.50 -0.32%
  • Dầu Đậu nành Hoa Kỳ 51.78 -0.72 -1.37%
  • Khô Đậu nành Hoa Kỳ 425.55 -1.85 -0.43%
  • Cotton Hoa Kỳ loại 2 78.62 +0.26 +0.33%
  • Ca Cao Hoa Kỳ 2,947.50 -2.50 -0.08%
  • Cà phê Hoa Kỳ loại C 188.80 -2.80 -1.46%
  • Cà phê London 2,382.00 -143.00 -5.66%
  • Đường Hoa Kỳ loại 11 26.66 +0.15 +0.57%
  • Nước Cam 269.85 -10.00 -3.57%
  • Bê 174.45 +0.15 +0.09%
  • Heo nạc 78.40 +1.52 +1.98%
  • Bê đực non 233.70 +4.38 +1.91%
  • Gỗ 348.00 -15.70 -4.32%
  • Yến mạch 327.90 +0.60 +0.18%
17:06 17/02/2023

Chứng khoán 17/2: “Trùm” ngân hàng, bất động sản nâng đỡ thị trường

Trong phiên chứng khoán 17/2, mặc dù số lượng mã giảm giá áp đảo số lượng mã tăng giá nhưng nhờ sự nâng đỡ của những cổ phiếu vốn hóa lớn nhất thị trường, VN-Index vẫn dừng trong sắc xanh.

“Trùm” ngân hàng, bất động sản nâng đỡ thị trường

Chứng khoán 17/2 khởi động với sự dè dặt lớn khi mà phiên 16/2 chứng kiến dòng tiền mất hút. Bên cạnh đó, Hội nghị tháo gỡ khó khăn cho thị trường bất động sản diễn ra trong ngày cũng được cho là có tác động không nhỏ tới diễn biến giá cổ phiếu.

Tại hội nghị, trước đề xuất của Bộ Xây dựng về gói tín dụng 110.000 tỷ đồng cho xây dựng dự án nhà ở xã hội, nhà ở công nhân, Thốn đốc Ngân hàng Nhà nước Nguyễn Thị Hồng cho biết Ngân hàng Nhà nước đã họp với 4 ngân hàng thương mại Nhà nước.

Theo đó, các ngân hàng thương mại Nhà nước cũng thống nhất dành một gói tín dụng cho lĩnh vực này trị giá 120.000 tỷ đồng với lãi suất cho vay cả người xây dựng và người mua nhà thấp hơn từ 1,5-2% lãi suất cho vay bình quân của các ngân hàng trên thị trường trong từng thời kỳ.

Trong phiên chứng khoán 17/2, mặc dù số lượng mã giảm giá áp đảo số lượng mã tăng giá nhưng nhờ sự nâng đỡ của những cổ phiếu vốn hóa lớn nhất thị trường, VN-Index vẫn dừng trong sắc xanh. Ảnh minh họa

Tuy nhiên, thông tin này không hỗ trợ tâm lý cho nhà đầu tư. Dòng tiền chảy vào thị trường chứng khoán 17/2 khá yếu ớt. Số lượng mã giảm giá áp đảo số lượng mã tăng giá nhưng nhờ sự nâng đỡ của những cổ phiếu vốn hóa lớn nhất thị trường, VN-Index vẫn dừng trong sắc xanh.

Đóng cửa phiên chứng khoán 17/2, VN-Index dừng ở mức 1.059,31 điểm, tăng 1,02 điểm, tương đương 0,1%. VN30-Index giảm 1,54 điểm, tương đương 0,15% xuống 1.053,72 điểm.

Sàn TP.HCM chỉ có 173 mã tăng giá, 77 mã đứng giá và 221 mã giảm giá. Điểm nhấn của thị trường chứng khoán 17/2 chính là thanh khoản xuống “đáy”. Chỉ có 465 triệu cổ phiếu, tương đương 7.693 tỷ đồng được giao dịch thành công. Trong đó, nhóm VN30 có 141 triệu cổ phiếu, tương đương 3.179 đồng được trao tay.

Cổ phiếu bất động sản không đồng loạt thăng hoa nhưng một số ông lớn lại lấy được sắc xanh, đặc biệt là cổ phiếu họ VIN. VHM tăng 800 đồng/CP, tương đương 1,9% lên 43.300 đồng/CP. VIC tăng 100 đồng/CP, tương đương 0,2% lên 53.500 đồng/CP.

Cùng với VIC, VHM, nhóm cổ phiếu có vốn hóa lớn nhất thị trường cùng nhau đi lên. VCB tăng 600 đồng/CP, tương đương 0,6% lên 93.000 đồng/CP. BID tăng 800 đồng/CP, tương đương 1,8% lên 45.800 đồng/CP.

Mặc dù tăng điểm nhưng chứng khoán 17/2 đã cho thấy nhiều tín hiệu kém lạc quan.

Chứng khoán Châu Á giảm điểm

Thị trường Châu Á Thái Bình Dương giao dịch thấp hơn vào thứ Sáu khi các nhà đầu tư tìm hiểu thêm dữ liệu kinh tế từ Mỹ và nhiều bình luận diều hâu hơn từ Cục Dự trữ Liên bang.

Tại Úc, S&P/ASX 200 đóng cửa thấp hơn 0,86% ở mức 7.346,8 khi Thống đốc Ngân hàng Dự trữ Úc Philip Lowe nhắc lại cảnh báo về rủi ro lạm phát và gợi ý về những đợt tăng giá tiếp theo.

Tại Hàn Quốc, Kospi đóng cửa giảm 0,98% xuống 2.451,21 và Kosdaq giảm 1,16% xuống 775,62, trong khi tại Nhật Bản, Nikkei 225 kết thúc ngày giảm 0,66% xuống 27.513,13 và Topix giảm 0,46% xuống 1.991,93.

Thị trường Trung Quốc cũng được giao dịch thấp hơn vào thứ Sáu. Tại Trung Quốc đại lục, Shenzhen Component giảm 1,6%, đóng cửa ở mức 11.715,77 và Shanghai Composite cũng giảm 0,77%, đóng cửa ở mức 3.224,02.

Chỉ số Hang Seng và chỉ số Hang Seng Tech lần lượt giao dịch thấp hơn 1,25% và 2,42% sau khi công bố dữ liệu điều tra dân số và thất nghiệp năm 2022 vào thứ Năm.

Xuất khẩu nội địa phi dầu mỏ của Singapore đã giảm thêm 25% trong tháng 1 trên cơ sở hàng năm, đánh dấu tháng thứ tư liên tiếp bị thu hẹp. Chỉ số The Straits Times giảm lỗ trước đó và giao dịch cao hơn 0,31%. Đô la Singapore suy yếu 0,27% xuống 1,34 so với đồng bạc xanh.

Tổng sản phẩm quốc nội của Thái Lan trong cả năm 2022 tăng 2,6%, cao hơn mức 1,6% được ghi nhận vào năm 2021. Tăng trưởng GDP quý IV đạt 1,4% trên cơ sở hàng năm, giảm từ mức 4,5% của cùng kỳ năm trước.

Đêm qua ở Phố Wall, chứng khoán giảm sau khi Mỹ chứng kiến ​​chỉ số giá sản xuất - thước đo giá hàng hóa thô được mua trên thị trường mở - tăng 0,7% trong tháng, mức tăng lớn nhất kể từ tháng Sáu. Chỉ số trung bình công nghiệp Dow Jones giảm 1,26%, S&P 500 giảm 1,38% và Nasdaq Composite giảm 1,78%.

Đọc thêm

Xem thêm