Thị trường hàng hóa
Cổ phiếu bất động sản “chiếu dưới” bùng nổ
Chứng khoán 15/2 chào phiên với nhiều lo lắng sau những đợt giảm mạnh gần đây. Tuy nhiên, lực cầu bắt đáy xuất hiện sớm lấy lại sắc xanh cho thị trường. Blue-chips đi lên nhưng không gây ấn tượng bằng nhóm cổ phiếu vốn hóa nhỏ, đặc biệt là cổ phiếu bất động sản "chiếu dưới".
Chứng khoán 15/2 ghi nhận nhiều cổ phiếu bất động sản nhỏ đồng loạt tăng trần. DRH tăng 320 đồng/CP lên 4.920 đồng/CP. DXG tăng 700 đồng/CP lên 10.950 đồng/CP. HQC tăng 180 đồng/CP lên 2.790 đồng/CP. DXS suýt chốt phiên trong sắc tím khi tăng 420 đồng/CP, tương đương 6,5% lên 6.930 đồng/CP.
Nhóm cổ phiếu bất động sản vốn hóa lớn cũng lấy lại được sắc xanh nhưng đà đi lên chậm chạp hơn. PDR tăng 300 đồng/CP, tương đương 2,8% lên 10.900 đồng/CP. VRE tăng 350 đồng/CP, tương đương 1,3% lên 28.350 đồng/CP.
NVL là cổ phiếu bất động sản duy nhất và cũng là blue-chip duy nhất giảm sàn trong phiên chứng khoán 15/2. NLV giảm 800 đồng/CP xuống 11.150 đồng/CP. Chỉ khoảng 2 phiên giảm sàn nữa là NVL không giữ được mốc mệnh giá (10.000 đồng/CP).
Thị trường chứng khoán 15/2 cũng ghi nhận đà tăng đáng kể của cổ phiếu ngân hàng. ACB tăng 700 đồng/CP, tương đương 2,9% lên 24.550 đồng/CP. TCB tăng 550 đồng/CP, tương đương 2% lên 27.400 đồng/CP. TPB tăng 300 đồng/CP, tương đương 1,3% lên 23.800 đồng/CP,…
Nhờ lực cầu bắt đáy xuất hiện, kết phiên chứng khoán 15/2, VN-Index tăng 9,56 điểm, tương đương 0,92% lên 1.048,2 điểm. VN30-Index tăng 8,41 điểm, tương đương 0,81% lên 1.043,34 điểm.
Toàn sàn ghi nhận số lượng mã tăng giá (326 mã) áp đảo số lượng mã giảm giá (97 mã).
Thanh khoản của phiên chứng khoán 15/2 cải thiện đáng kể. Đã có gần 586 triệu cổ phiếu, tương đương 9.863 tỷ đồng được giao dịch thành công. Nhóm VN30 có 227 triệu cổ phiếu, tương đương 5.181 tỷ đồng được trao tay.
Trên sàn Hà Nội, cổ phiếu còn tăng nóng hơn. HNX-Index chốt phiên chứng khoán 15/2 ở mức 207,97 điểm, tăng 3,11 điểm, tương đương 1,52%. Sức manh chủ yếu đến từ nhóm cổ phiếu vốn hóa lớn khi mà HNX30-Index tăng 11,53 điểm, tương đương 3,32% lên 358,81 điểm
Kết quả là trong phiên chứng khoán 15/2, HNX30-Index trở thành một trong những chỉ số chính tăng mạnh nhất thị trường Châu Á - Thái Bình Dương.
Chứng khoán châu Á thê thảm
Các thị trường châu Á - Thái Bình Dương giao dịch thấp hơn vào thứ Tư sau khi dữ liệu lạm phát của Mỹ được công bố nóng hơn dự kiến. Nó càng làm tăng kỳ vọng rằng Cục Dự trữ Liên bang Mỹ (FED) sẽ tiếp tục tăng lãi suất để kiềm chế lạm phát.
Kospi ở Hàn Quốc dẫn đầu thua lỗ khi giảm 1,53% xuống 2427,9 và Kosdaq giảm 1,81% xuống 765,26 khi các nhà đầu tư xem xét tỷ lệ thất nghiệp của quốc gia.
Tại Hồng Kông, chỉ số Hang Seng giảm 1,65% trong giờ giao dịch cuối cùng và chỉ số Hang Seng Tech giảm 1,13%. Tại Trung Quốc đại lục, Shenzhen Component giảm 0,253% xuống 12.064,38 và Shanghai Composite giảm 0,39% xuống 3.280,49.
Tại Úc, S&P/ASX 200 giảm 1,06%, đóng cửa ở mức 7352,2, do tài chính bị lỗ nặng sau khi thống đốc Ngân hàng Dự trữ Úc Philip Lowe nhắc lại rằng lạm phát vẫn “quá cao”.
Chỉ số Nikkei 225 của Nhật Bản đóng cửa thấp hơn 0,37% ở mức 27.501,86 và Topix giảm 0,27% để kết thúc ngày ở mức 1987,74.
Chỉ số giá tiêu dùng của Mỹ, đo lường một rổ hàng hóa và dịch vụ thông thường, đã tăng 0,5% trong tháng 1, tương ứng với mức tăng hàng năm là 6,4%. Các nhà kinh tế được Dow Jones khảo sát đã kỳ vọng các mức tăng tương ứng là 0,4% và 6,2%.
Các thị trường trên Phố Wall đóng cửa trái ngược nhau, với Chỉ số công nghiệp trung bình Dow Jones và S&P 500 đóng cửa thấp hơn. Tuy nhiên, Nasdaq Composite kết thúc ngày cao hơn, được thúc đẩy bởi các cổ phiếu công nghệ, bao gồm Tesla.
Tag
ĐANG HOT
BÀI VIẾT LIÊN QUAN
Đọc thêm