Thị trường hàng hóa

  • Vàng 2,007.50 +11.50 +0.58%
  • XAU/USD 1,998.53 +9.13 +0.46%
  • Bạc 25.317 +0.246 +0.98%
  • Đồng 3.8457 -0.0158 -0.41%
  • Platin 1,112.70 +6.70 +0.61%
  • Paladi 1,513.28 +4.88 +0.32%
  • Dầu Thô WTI 74.55 +0.25 +0.34%
  • Dầu Brent 78.06 +0.34 +0.44%
  • Khí Tự nhiên 2.311 +0.006 +0.26%
  • Dầu Nhiên liệu 2.3770 +0.0078 +0.33%
  • Xăng RBOB 2.5190 +0.0065 +0.26%
  • Dầu khí London 693.00 +1.62 +0.23%
  • Nhôm 2,312.00 -15.00 -0.64%
  • Kẽm 2,602.00 -43.00 -1.63%
  • Ni-ken 23,721.00 +75.00 +0.32%
  • Copper 8,492.50 -60.00 -0.70%
  • Lúa mì Hoa Kỳ 634.60 -6.40 -1.00%
  • Thóc 17.030 -0.040 -0.23%
  • Bắp Hoa Kỳ 597.00 -3.00 -0.50%
  • Đậu nành Hoa Kỳ 1,409.50 -4.50 -0.32%
  • Dầu Đậu nành Hoa Kỳ 51.78 -0.72 -1.37%
  • Khô Đậu nành Hoa Kỳ 425.55 -1.85 -0.43%
  • Cotton Hoa Kỳ loại 2 78.62 +0.26 +0.33%
  • Ca Cao Hoa Kỳ 2,947.50 -2.50 -0.08%
  • Cà phê Hoa Kỳ loại C 188.80 -2.80 -1.46%
  • Cà phê London 2,382.00 -143.00 -5.66%
  • Đường Hoa Kỳ loại 11 26.66 +0.15 +0.57%
  • Nước Cam 269.85 -10.00 -3.57%
  • Bê 174.45 +0.15 +0.09%
  • Heo nạc 78.40 +1.52 +1.98%
  • Bê đực non 233.70 +4.38 +1.91%
  • Gỗ 348.00 -15.70 -4.32%
  • Yến mạch 327.90 +0.60 +0.18%
17:16 14/02/2023

Chứng khoán 14/2: Không có Lễ tình nhân cho nhà đầu tư

Chứng khoán 14/2 không có lễ tình nhân ngọt ngào cho nhà đầu tư khi mà VN-Index chỉ giảm nhẹ nhưng thanh khoản mất hút.

Chứng khoán 14/2 giảm nhẹ, thanh khoản mất hút

Chứng khoán 14/2 mở cửa với nhiều thông tin đáng lo ngại như tin đồn làm giá một cổ phiếu ngân hàng và một cổ phiếu bất  động sản bị hủy niêm yết. VN-Index có thời điểm giảm rất mạnh nhưng tới cuối phiên, đà giảm được hạn chế hơn.

Đóng cửa ngày Lễ tình nhân 14/2, VN-Index giảm 5,06 điểm, tương đương 0,48% xuống 1.038,64 điểm. VN30-Index 5,47 điểm, tương đương 0,53% xuống 1.034,93 điểm.

Áp lực giảm điểm chủ yếu đến từ nhóm cổ phiếu vốn hóa lớn. Toàn sàn, số lượng mã tăng giá (221 mã) cao hơn số lượng mã giảm giá (175 mã) nhưng VN-Index vẫn chốt phiên chứng khoán 14/2 trong sắc đỏ là do blue-chips kéo lùi thị trường.

Chứng khoán 14/2 không có lễ tình nhân ngọt ngào cho nhà đầu tư khi mà VN-Index chỉ giảm nhẹ nhưng thanh khoản mất hút. Ảnh minh họa

Cổ phiếu ngân hàng, bất động sản vẫn là nguyên nhân chính khiến thị trường chứng khoán 14/2 chìm trong sắc đỏ. Trong đó, blue-chip duy nhất giảm sàn là NVL. NVL giảm 850 đồng/CP xuống 11.950 đồng/CP. Trong phiên, có nhiều thời điểm giao dịch trong sắc xanh hòa bình nhưng tới cuối phiên, PDR thoát được mức giá sàn khi giảm 650 đồng/CP xuống 10.600 đồng/CP.

3 cổ phiếu ngân hàng trong nhóm Big 4 đều đi lùi khá mạnh. VCB giảm 1.000 đồng/CP, tương đương 1,1% xuống 92.500 đồng/CP. BID giảm 1.000 đồng/CP, tương đương 2,3% xuống 43.400 đồng/CP. CTG giảm 4500 đồng/CP, tương đương 1,5% xuống 28.700 đồng/CP.

Ở chiều ngược lại, một số cổ phiếu ngân hàng bứt phá cuối phiên đã góp phần hạn chế của đà giảm phiên chứng khoán 14/2. TPB tăng 500 đồng/CP, tương đương 2,2% lên 23.500 đồng/CP. TCB tăng 250 đồng/CP, tương đương 0,9% lên 26.850 đồng/CP.

Tuy nhiên, điểm nhấn của thị trường chứng khoán 14/2 không phải cổ phiếu EIB hay FLC mà là thanh khoản mất hút. Toàn sàn TP.HCM chỉ có 396 triệu cổ phiếu, tương đương 6.723 tỷ đồng được giao dịch thành công, giảm 285 triệu cổ phiếu, tương đương 41,9% về khối lượng, giảm 3.736 tỷ đồng, tương đương 35,7% về giá trị so với phiên chứng khoán 13/2.

Đà giảm tập trung vào nhóm cổ phiếu vốn hóa lớn khi VN30 ghi nhận chỉ có 146 triệu cổ phiếu, tương đương 3.373 tỷ đồng được chuyển nhượng thành công.

Trên sàn Hà Nội, diễn biến của thị trường chứng khoán 14/2 khả quan hơn đôi chút khi các chỉ số đóng cửa trong sắc xanh.

Chốt phiên, HNX-Index tăng 0,37 điểm, tương đương 0,18% lên 204,86 điểm. HNX30-Index tăng 2,61 điểm, tương đương 0,76% lên 347,28 điểm. Thanh khoản trên sàn Hà Nội cũng giảm sâu.

Chứng khoán châu Á giằng co

Các thị trường châu Á-Thái Bình Dương giao dịch hỗn hợp vào thứ Ba khi Nhật Bản thông báo đề cử Kazuo Ueda làm Thống đốc mới của Ngân hàng Trung ương Nhật Bản, theo Reuters. Ông sẽ kế nhiệm người đứng đầu đương nhiệm Haruhiko Kuroda, nếu được Quốc hội nước này xác nhận.

Sau thông báo, chỉ số Nikkei 225 tăng 0,64%, đóng cửa ở mức 27.602,77 và Topix tăng 0,78%, kết thúc ngày ở mức 1.993,09, trong khi đồng yên Nhật mạnh lên 131,90 so với đô la Mỹ. Lợi suất trái phiếu chính phủ Nhật Bản kỳ hạn 10 năm vẫn ở mức trần trên của phạm vi cho phép của ngân hàng trung ương là 0,5%.

Kospi của Hàn Quốc đóng cửa tăng 0,5% lên 2.466,86, trong khi Kosdaq cũng tăng 0,75% lên 778,45. Tại Úc, S&P/ASX 200 tăng 0,18%, đóng cửa ở mức 7430,9 khi các nhà đầu tư xem xét kết quả khảo sát niềm tin kinh doanh của Ngân hàng Quốc gia Úc.

Chỉ số Hang Seng đã xóa mức tăng trước đó và giao dịch thấp hơn 0,15% trong giờ giao dịch cuối cùng và chỉ số Hang Seng Tech cũng giảm 0,93%. Tại Trung Quốc đại lục, Shanghai Composite tăng 0,28%, đóng cửa ở mức 3293,28 và Shenzhen Component giảm 0,15%, đóng cửa ở mức 12.094,94.

Singapore chuẩn bị công bố ngân sách cho năm 2023 vào cuối ngày hôm nay và chỉ số giá tiêu dùng của Ấn Độ tăng lên 6,5% trên cơ sở hàng năm.

Qua đêm ở Phố Wall, các chỉ số chính đóng cửa cao hơn, lấy lại đà tăng sau khi S&P 500 và Nasdaq Composite chịu mức giảm hàng tuần tồi tệ nhất trong gần hai tháng.

Đọc thêm

Xem thêm