Thị trường hàng hóa
Thanh khoản thấp lại là “điểm nóng”
Chứng khoán 11/1 ghi nhận sự hụt hơi. Đầu phiên, VN-Index đi lên đáng kể, có thời điểm tăng hơn 11 điểm. Thế nhưng, càng về cuối phiên, chỉ số càng hạ nhiệt và may mắn giữ được sắc xanh. Thanh khoản thấp lại là “điểm nóng”.
Cụ thể, đóng cửa phiên chứng khoán 11/1, VN-Index chỉ tăng 2,41 điểm, tương đương 0,23% lên 1.055,76 điểm. Toàn sàn có 249 mã tăng giá, 76 mã đứng giá và 137 mã giảm giá. Động lực tăng giá đến từ nhóm cổ phiếu vốn hóa lớn khi VN30-Index có tốc độ đi lên mạnh hơn VN-Index.
Chốt phiên, VN30-Index tăng 4,69 điểm, tương đương 0,44% lên 1.065,22 điểm. Nhóm VN30 có 20 mã tăng giá và 10 mã giảm giá.
Trong khi đó, đà đi lên trên sàn Hà Nội mạnh hơn khá nhiều. HNX-Index tăng 1,04 điểm, tương đương 0,49% lên 211,67 điểm. HNX30-Index tăng 3,69 điểm, tương đương 1,06% lên 353,26 điểm.
Thanh khoản tiếp tục đứng ở mức thấp. Trên sàn TP HCM, chỉ có hơn 545 triệu cổ phiếu, tương đương 8.858 tỷ đồng được giao dịch thành công. Trên sàn Hà Nội, những con số này lần lượt là 61,6 triệu cổ phiếu và 901 tỷ đồng.
Công ty chứng khoán Tân Việt (TVSI) hiện tại, thanh khoản của thị trường đang ở mức rất thấp. Theo TVSI, xu hướng ngắn hạn của chỉ số đang dần có xu hướng chuyển từ tăng giá sang đi ngang trong biên độ hẹp 1030 - 1060 điểm.
Theo TVSI, nhóm ngành hỗ trợ lớn nhất cho chỉ số vẫn giữ vững tại vùng giá trị hiện tại vẫn tập trung ở nhóm ngân hàng và đà tăng vẫn thiếu sự lan tỏa, nhất là khi trong 3 phiên gần đây ngoại trừ nhóm ngân hàng thì đại đa số đều là giảm điểm.
“Chúng tôi kỳ vọng xu hướng đi ngang nhàm chán hiện tại sẽ sớm chấm dứt trong các phiên cuối tuần. Nếu không có phiên bứt phá, chỉ số khả năng cao sẽ đi ngang đến hết kỳ nghỉ lễ”, TVSI dự báo.
Cổ phiếu Shark Thủy bị bán tháo, NVL tăng trần
Chứng khoán 11/1 ghi nhận nỗ lực nâng đỡ thị trường của cổ phiếu ngân hàng, bất động sản khi nhiều mã tăng khá mạnh. ACB tăng 750 đồng/CP, tương đương 3,2% lên 24.200 đồng/CP, CTG tăng 550 đồng/CP, tương đương 1,9% lên 29.100 đồng/CP. VHM tăng 1.050 đồng/CP, tương đương 2,1% lên 50.800 đồng/CP. VIC tăng 600 đồng/CP lên 1,1% lên 55.100 đồng/CP.
Tuy nhiên, 2 nhóm ngành “nóng” này có sự phân hóa rõ rệt. Trong khi các mã kể trên tăng mạnh, kéo VN-Index thì một số mã khác lại kìm hãm thị trường như VCB, BID, TPB, VPB,…
Dù vậy, tâm điểm của thị trường chứng khoán 11/1 lại là 2 cổ phiếu nóng: 1 blue-chip, 1 penny.
Trong khi cổ phiếu NVL của Novaland tăng trần thì cổ phiếu IBC của Công ty Cổ phần Đầu tư Apax Holdings bị bán tháo.
Thời gian nay, IBC của Shark Thủy là một trong những mã được nhắc đến nhiều nhất trên thị trường. Sau chuỗi giảm sàn 25 phiên liên tiếp, IBC đã có chuỗi 8 phiên tăng trần liên tiếp. Tuy nhiên, trong phiên chứng khoán 11/1, IBC khiến nhà đầu tư trải qua nhiều cung bậc cảm xúc khác nhau.
Đầu phiên, IBC tiếp tục tăng trần, đạt mức giá 4.390 đồng/CP. Tuy nhiên, tới cuối phiên, khi mà VN-Index hạ nhiệt, IBC “quay xe” giảm sàn, giảm 280 đồng/CP xuống chỉ còn 3.830 đồng/CP. Nếu mua ở mức giá trần, hôm nay, nhà đầu tư đã lỗ gần 13%.
Trong khi đó, cổ đông Novaland lại có cảm xúc trái ngược. Sau chuỗi ngày giao dịch ảm đạm, hôm nay NVL bất ngờ tăng trần, tăng 950 đồng/CP lên 14.900 đồng/CP. Đây là phiên đóng cửa trong sắc tím đầu tiên của NVL kể từ ngày 12/12/2022.
Cùng với đà tăng mạnh, thanh khoản NVL cũng cải thiện, lên đến hơn 27,7 triệu đơn vị. Trong khi đó, khối lượng giao dịch bình quân 10 phiên gần đây của cổ phiếu này là 14,9 triệu đơn vị.
Tag
ĐANG HOT
BÀI VIẾT LIÊN QUAN
Đọc thêm