Thị trường hàng hóa
Nghị quyết phiên họp Chính phủ thường kỳ tháng 2 cho biết, Bộ Tài chính được giao chủ trì, phối hợp với Bộ Công Thương và các cơ quan nghiên cứu chính sách gia hạn thời hạn nộp thuế tiêu thụ đặc biệt, ưu đãi phí trước bạ với ôtô sản xuất, lắp ráp trong nước (CKD).
Theo đó, Bộ Tài chính được giao chủ trì, phối hợp với Bộ Công Thương và các cơ quan nghiên cứu chính sách gia hạn thời hạn nộp thuế tiêu thụ đặc biệt, ưu đãi phí trước bạ với ô tô sản xuất, lắp ráp trong nước (CKD).
Trước đó, Hiệp hội các nhà sản xuất ôtô Việt Nam (VAMA), Hiệp hội doanh nghiệp cơ khí Việt Nam (VAMI), UBND tỉnh Quảng Nam và UBND tỉnh Ninh Bình cũng vừa có văn bản gửi Thủ tướng, các Bộ Công Thương, Tài chính và các cơ quan liên quan kiến nghị, đề xuất chính sách hỗ trợ phục hồi và phát triển kinh tế - xã hội năm 2023.
Đơn cử như Hyundai Thành Công dự tính toàn ngành giảm 17,5% (tương đương mất hơn 85.000 xe) so với năm 2022. Từ đầu năm đến nay, các đại lý tung nhiều ưu đãi nhưng nhu cầu mua sắm xe con của người dân vẫn đi xuống khi lãi suất tăng, thu nhập sụt giảm.
Trước thực trạng trên VAMA), VAMI, UBND tỉnh Quảng Nam và UBND tỉnh Ninh Bình đã đề xuất Chính phủ gia hạn nộp thuế tiêu thụ đặc biệt đối với các doanh nghiệp sản xuất, lắp ráp ô tô trong năm nay; Giảm 50% lệ phí trước bạ đối với ôtô sản xuất, lắp ráp trong nước.
Về thị trường bất động sản, tại Nghị quyết ban hành, Chính phủ giao Bộ Xây dựng chủ trì, phối hợp với các cơ quan, địa phương rà soát, tháo gỡ khó khăn, vướng mắc, nhất là về pháp lý, đối với từng dự án bất động sản cụ thể; khẩn trương hoàn thiện dự thảo Nghị quyết của Chính phủ về một số giải pháp tháo gỡ và thúc đẩy thị trường bất động sản lành mạnh, an toàn, bền vững, trình Chính phủ xem xét, ban hành.
Bên cạnh đó, Chính phủ yêu cầu Bộ Tài chính tiếp tục triển khai các giải pháp quản lý chặt chẽ các nguồn thu, bảo đảm thu đúng, thu đủ, thu kịp thời, nhất là từ thương mại điện tử, nền tảng số, dịch vụ ăn uống, cửa hàng bán lẻ…; tăng cường chống thất thu; triệt để tiết kiệm chi, cắt giảm chi thường xuyên, các nhiệm vụ chi không thực sự cấp bách.
Chính phủ yêu cầu khẩn trương trình cấp có thẩm quyền phương án miễn, giảm, giãn, hoãn, gia hạn thuế, phí, lệ phí, tiền thuê đất, tiền sử dụng đất cho doanh nghiệp, người dân áp dụng cho năm 2023 theo chỉ đạo của Thủ tướng; báo cáo Chính phủ trước ngày 15/3.
Đồng thời, Chính phủ giao Ngân hàng Nhà nước giảm mặt bằng lãi suất cho vay, tăng khả năng tiếp cận vốn của người dân, doanh nghiệp, bảo đảm lãi suất hợp lý, hiệu quả và phù hợp với yêu cầu kiểm soát lạm phát.
Đặc biệt, có các giải pháp tín dụng phù hợp, góp phần tháo gỡ khó khăn cho thị trường bất động sản và các thị trường khác. Điều hành tỷ giá phù hợp, đảm bảo an toàn hệ thống ngân hàng. Tập trung xử lý hiệu quả các ngân hàng thương mại yếu kém, bảo đảm thanh khoản và an toàn hệ thống...
Thời điểm trước đó, trong giai đoạn dịch bệnh, Chính phủ đã hai lần có chính sách tương tự (mỗi lần áp dụng trong 6 tháng) cho xe CKD hồi giữa năm 2020 và cuối năm 2021. Năm ngoái, chính sách giảm 50% phí trước bạ kéo dài đến hết ngày 31/5 đã giúp mức tiêu thụ ô tô trên thị trường Việt Nam đạt mức kỷ lục - lần đầu vượt mốc nửa triệu xe.
Trong đợt giảm đầu tiên năm 2020, số thu lệ phí trước bạ theo chính sách giảm 7.314 tỷ nhưng tổng số thu ngân sách nhà nước từ ôtô tăng 14.110 tỷ đồng. 6 tháng đầu năm 2020, lượng xe sản xuất, lắp ráp trong nước đăng ký trước bạ lần đầu là hơn 102.900 xe, bình quân gần 17.600 xe một tháng. Nửa cuối năm, số xe đăng ký gấp đôi.
Tag
ĐANG HOT
BÀI VIẾT LIÊN QUAN
Đọc thêm