Thị trường hàng hóa

  • Vàng 2,007.50 +11.50 +0.58%
  • XAU/USD 1,998.53 +9.13 +0.46%
  • Bạc 25.317 +0.246 +0.98%
  • Đồng 3.8457 -0.0158 -0.41%
  • Platin 1,112.70 +6.70 +0.61%
  • Paladi 1,513.28 +4.88 +0.32%
  • Dầu Thô WTI 74.55 +0.25 +0.34%
  • Dầu Brent 78.06 +0.34 +0.44%
  • Khí Tự nhiên 2.311 +0.006 +0.26%
  • Dầu Nhiên liệu 2.3770 +0.0078 +0.33%
  • Xăng RBOB 2.5190 +0.0065 +0.26%
  • Dầu khí London 693.00 +1.62 +0.23%
  • Nhôm 2,312.00 -15.00 -0.64%
  • Kẽm 2,602.00 -43.00 -1.63%
  • Ni-ken 23,721.00 +75.00 +0.32%
  • Copper 8,492.50 -60.00 -0.70%
  • Lúa mì Hoa Kỳ 634.60 -6.40 -1.00%
  • Thóc 17.030 -0.040 -0.23%
  • Bắp Hoa Kỳ 597.00 -3.00 -0.50%
  • Đậu nành Hoa Kỳ 1,409.50 -4.50 -0.32%
  • Dầu Đậu nành Hoa Kỳ 51.78 -0.72 -1.37%
  • Khô Đậu nành Hoa Kỳ 425.55 -1.85 -0.43%
  • Cotton Hoa Kỳ loại 2 78.62 +0.26 +0.33%
  • Ca Cao Hoa Kỳ 2,947.50 -2.50 -0.08%
  • Cà phê Hoa Kỳ loại C 188.80 -2.80 -1.46%
  • Cà phê London 2,382.00 -143.00 -5.66%
  • Đường Hoa Kỳ loại 11 26.66 +0.15 +0.57%
  • Nước Cam 269.85 -10.00 -3.57%
  • Bê 174.45 +0.15 +0.09%
  • Heo nạc 78.40 +1.52 +1.98%
  • Bê đực non 233.70 +4.38 +1.91%
  • Gỗ 348.00 -15.70 -4.32%
  • Yến mạch 327.90 +0.60 +0.18%
08:00 11/07/2023

Chỉ số niềm tin của doanh nghiệp châu Âu đối với thị trường Việt Nam giảm nhẹ

Các nhà lãnh đạo doanh nghiệp châu Âu cho rằng cơ sở hạ tầng hiện tại của Việt Nam "không tương xứng" hoặc "tụt hậu".

Số lượng doanh nghiệp châu Âu bi quan đang tăng

Trong báo cáo Chỉ số niềm tin kinh doanh (BCI) quý II/2023 được công bố vào ngày 10/7, Hiệp hội Doanh nghiệp châu Âu tại Việt Nam (EuroCham) cho biết: Chỉ số niềm tin của doanh nghiệp châu Âu đối với thị trường Việt Nam đã giảm nhẹ.

Đặc biệt, số doanh nghiệp phản hồi bi quan liên quan đến tình hình kinh doanh hiện tại tăng tới 10%. Sự thận trọng ngày càng tăng được phản ánh rõ hơn qua tâm lý bi quan tăng 6% trong quý sắp tới.

Tuy nhiên, báo cáo cũng cho thấy những tín hiệu khích lệ giữa bối cảnh thách thức. Số lượng các nhà lãnh đạo doanh nghiệp đánh giá tích cực về triển vọng kinh doanh trong quý III năm 2023 đã tăng 9% so với đánh giá của họ cho quý II năm 2023.

Số lượng doanh nghiệp châu Âu bi quan đang tăng. (Ảnh: VNE)

Các doanh nghiệp đang thận trọng đánh giá toàn cảnh, tập trung vào việc tối ưu hóa doanh thu và đơn hàng, với mức tăng nhẹ 4% trong tỷ lệ các công ty dự đoán sự sụt giảm trong hai lĩnh vực trên. Ngoài ra, số lượng các công ty có kế hoạch quản lý chặt chẽ các khoản đầu tư trong quý tới đã tăng thêm 7%. Dù vậy, việc lập kế hoạch cho lực lượng lao động vẫn ổn định, phản ánh cam kết duy trì sự ổn định trong bối cảnh hiện tại.

Với sự thận trọng trong bối cảnh kinh doanh hiện nay, những người tham gia khảo sát nhấn mạnh cải cách quy định và sự sẵn có của lực lượng lao động lành nghề là động lực tăng trưởng then chốt cho các công ty của họ. Cải cách quy định được xem là yếu tố hàng đầu góp phần vào tăng trưởng trong lĩnh vực dịch vụ, trong khi sự sẵn có của lực lượng lao động lành nghề được ưu tiên trong lĩnh vực sản xuất.

Ông Gabor Fluit, Chủ tịch EuroCham chia sẻ: Nền kinh tế Việt Nam chủ yếu dựa vào sản xuất và xuất khẩu, và đang phải chịu tác động lớn bởi tình hình khó khăn toàn cầu. Sự sụt giảm về xuất khẩu và các đơn hàng đã tác động lớn đến các doanh nghiệp châu Âu và cộng đồng doanh nghiệp nói chung. 

"Để giải quyết những thách thức này, chính phủ Việt Nam đã nhanh chóng thực hiện các giải pháp thiết thực, đặc biệt là bằng cách đẩy nhanh các dự án cơ sở hạ tầng quan trọng. Chúng tôi đánh giá cao những nỗ lực này và tin rằng điều đó sẽ mang lại sự thúc đẩy đáng kể cho nền kinh tế trong dài hạn”, Chủ tịch EuroCham nhấn mạnh.

Hàng loạt khó khăn của doanh nghiệp châu Âu tại Việt Nam

Báo cáo của EuroCham cũng cho thấy, các doanh nghiệp châu Âu đang gặp rất nhiều khó khăn khi hoạt động kinh doanh tại Việt Nam.

Trong đó, đảm bảo thị thực và giấy phép lao động cho lao động nước ngoài vẫn luôn là một thách thức đối với các doanh nghiệp, với hơn 80% doanh nghiệp được khảo sát gặp khó khăn ở các mức độ khác nhau. Thời gian xử lý kéo dài là vấn đề cấp bách nhất.

Ngoài ra, gần một nửa số công ty được khảo sát gặp khó khăn với quy trình giải trình cho việc thuê lao động nước ngoài. Những trở ngại này ảnh hưởng tới việc chuyển giao kiến thức cho nhân sự Việt Nam và ảnh hưởng đến 3/4 số công ty được khảo sát.

Báo cáo đã chỉ ra tình trạng thiếu điện ảnh hưởng đáng kể đến các doanh nghiệp trong thời gian khảo sát. Mặc dù tình hình đã ổn định hơn nhờ những cơn mưa lớn, khoảng 60% số người tham gia khảo sát đã chịu ảnh hưởng bởi sự thiếu hụt điện đối với hoạt động kinh doanh của họ. 

Thiếu hụt điện làm năng suất hoạt động và năng suất lao động giảm, sản xuất và dịch vụ bị gián đoạn. Đảm bảo các giải pháp dài hạn để giải quyết vấn đề ổn định nguồn cung cấp điện vẫn là ưu tiên hàng đầu để duy trì hiệu quả kinh doanh và khả năng phục hồi kinh tế tổng thể.

Báo cáo nhấn mạnh về góc nhìn của các nhà lãnh đạo doanh nghiệp châu Âu về sự phát triển cơ sở hạ tầng của Việt Nam, với 53% cho rằng cơ sở hạ tầng hiện tại "không tương xứng" hoặc "tụt hậu". Tuy nhiên, chính phủ Việt Nam đã và đang tích cực thực hiện các biện pháp để giải quyết vấn đề này, đặc biệt là tập trung đẩy nhanh các dự án hạ tầng trọng điểm như lĩnh vực đường cao tốc.

Bất chấp những thách thức trên, Việt Nam vẫn tiếp tục thu hút các nhà đầu tư nước ngoài, với 48% số người tham gia khảo sát kỳ vọng đầu tư trực tiếp nước ngoài (FDI) của công ty họ vào Việt Nam sẽ tăng trong quý tới. Tuy nhiên, có tổng cộng 40% doanh nghiệp bày tỏ không có kế hoạch tăng FDI, đánh dấu mức tăng 4% so với BCI trước đó. Dù vậy, Việt Nam vẫn củng cố vị trí một trong năm điểm đến đầu tư hàng đầu của hơn 1/3 doanh nghiệp, cho thấy sức hấp dẫn lâu dài của đất nước.

Các doanh nghiệp được khảo sát nhấn mạnh tầm quan trọng của việc cải thiện môi trường pháp lý, phát triển cơ sở hạ tầng và đảm bảo khả năng tiếp cận nguồn tài chính để nâng cao sức hấp dẫn của Việt Nam đối với đầu tư trực tiếp nước ngoài. Báo cáo cũng nhấn mạnh rằng các quy định không rõ ràng (53%) và thủ tục hành chính rườm rà (50%) là những rào cản pháp lý chính hạn chế hoạt động của các doanh nghiệp tại Việt Nam.

Đọc thêm

Xem thêm