Thị trường hàng hóa

  • Vàng 2,007.50 +11.50 +0.58%
  • XAU/USD 1,998.53 +9.13 +0.46%
  • Bạc 25.317 +0.246 +0.98%
  • Đồng 3.8457 -0.0158 -0.41%
  • Platin 1,112.70 +6.70 +0.61%
  • Paladi 1,513.28 +4.88 +0.32%
  • Dầu Thô WTI 74.55 +0.25 +0.34%
  • Dầu Brent 78.06 +0.34 +0.44%
  • Khí Tự nhiên 2.311 +0.006 +0.26%
  • Dầu Nhiên liệu 2.3770 +0.0078 +0.33%
  • Xăng RBOB 2.5190 +0.0065 +0.26%
  • Dầu khí London 693.00 +1.62 +0.23%
  • Nhôm 2,312.00 -15.00 -0.64%
  • Kẽm 2,602.00 -43.00 -1.63%
  • Ni-ken 23,721.00 +75.00 +0.32%
  • Copper 8,492.50 -60.00 -0.70%
  • Lúa mì Hoa Kỳ 634.60 -6.40 -1.00%
  • Thóc 17.030 -0.040 -0.23%
  • Bắp Hoa Kỳ 597.00 -3.00 -0.50%
  • Đậu nành Hoa Kỳ 1,409.50 -4.50 -0.32%
  • Dầu Đậu nành Hoa Kỳ 51.78 -0.72 -1.37%
  • Khô Đậu nành Hoa Kỳ 425.55 -1.85 -0.43%
  • Cotton Hoa Kỳ loại 2 78.62 +0.26 +0.33%
  • Ca Cao Hoa Kỳ 2,947.50 -2.50 -0.08%
  • Cà phê Hoa Kỳ loại C 188.80 -2.80 -1.46%
  • Cà phê London 2,382.00 -143.00 -5.66%
  • Đường Hoa Kỳ loại 11 26.66 +0.15 +0.57%
  • Nước Cam 269.85 -10.00 -3.57%
  • Bê 174.45 +0.15 +0.09%
  • Heo nạc 78.40 +1.52 +1.98%
  • Bê đực non 233.70 +4.38 +1.91%
  • Gỗ 348.00 -15.70 -4.32%
  • Yến mạch 327.90 +0.60 +0.18%
05:00 06/12/2023

Chỉ số MXV-Index lao dốc xuống mức thấp nhất 5 tháng

Số liệu từ Sở Giao dịch hàng hóa Việt Nam (MXV) cho thấy, giá nhiều mặt hàng trong nhóm nguyên liệu công nghiệp và năng lượng lao dốc trong ngày giao dịch 5/12, kéo chỉ số MXV-Index giảm 0,48%, xuống còn 2.146 điểm.

Kết thúc ngày giao dịch 6/12, giá dầu bị đẩy xuống vùng thấp nhất trong vòng gần 5 tháng qua trước lo ngại về nhu cầu suy yếu, trong khi nguồn cung vẫn bảo đảm. Dầu WTI giảm 0,99% xuống 72,32 USD/thùng. Dầu Brent đóng cửa với mức giá 77,2 USD/thùng, giảm 1,06%. Đây là mức đóng cửa thấp nhất đối với cả 2 loại dầu thô kể từ ngày 6/7, cũng là lần đầu tiên kể từ tháng 5, giá dầu WTI ghi nhận 4 phiên giảm liên tiếp.

Bất chấp tuyên bố cắt giảm sản lượng tự nguyện của Tổ chức các nước xuất khẩu dầu mỏ (OPEC+), các nhà giao dịch vẫn tăng cường vị thế bán. Phó Thủ tướng Nga thậm chí còn cảnh báo rằng OPEC+ sẵn sàng cắt giảm sản lượng dầu sâu hơn trong quý đầu tiên của năm 2024 để loại bỏ "đầu cơ và biến động", nếu các hành động hiện tại là không đủ. Tính chất “cắt giảm tự nguyện” đang được đánh giá sẽ không mang lại hiệu quả trong việc hạn chế nguồn cung, vì ngoại trừ Saudi Arabia, các thành viên khác khá dè dặt trong việc thu hẹp thị phần.

Tập đoàn Dầu khí Quốc gia Libya, thành viên OPEC, cho biết họ đang trên đà tăng sản lượng dầu lên 2 triệu thùng/ngày trong vòng 3-5 năm tới. Hiện tại, sản lượng của quốc gia này đạt khoảng 1,15 triệu thùng/ngày.

Trong khi đó, lần đầu tiên sau 7 tháng, nhà xuất khẩu dầu hàng đầu Saudi Arabia hạ giá dầu thô Arab Light cho khách hàng châu Á. Các nguồn tin từ Reuters cho biết Tập đoàn Saudi Aramco đã giảm giá bán chính thức (OSP) cho chuyến hàng Arab Light sang châu Á vào tháng 1/2024 thêm 50 cent/thùng so với tháng 12, xuống còn 3,50 USD/thùng so với báo giá của Oman/Dubai. Điều này phản ánh về sức cầu suy giảm tương đối so với nguồn cung và gây áp lực cho giá dầu.

Về yếu tố vĩ mô, triển vọng kinh tế mờ nhạt của quốc gia nhập khẩu dầu lớn nhất thế giới là Trung Quốc cũng không thể hỗ trợ giá dầu. Mới đây, cơ quan xếp hạng Moody's hạ triển vọng trái phiếu Chính phủ Trung Quốc xuống mức tiêu cực, nhấn mạnh mối lo ngại toàn cầu về mức nợ trong nền kinh tế lớn thứ hai thế giới.

Rạng sáng nay theo giờ Việt Nam, Viện dầu khí Mỹ (API) công bố tồn kho dầu thương mại Mỹ trong tuần kết thúc ngày 1/12 đã tăng gần 600.000 thùng, so với dự báo giảm 1,4 triệu thùng của giới phân tích. Tồn kho xăng và nhiên liệu chưng cất tăng lần lượt 2,8 triệu và 1,9 triệu thùng, càng làm gia tăng áp lực cho giá dầu vào cuối phiên.

Đọc thêm

Xem thêm