Thị trường hàng hóa
EU sẽ sớm có 35 thiết bị đầu cuối khí hóa LNG, tăng từ 27 hiện tại và công suất tái hóa khí được thiết lập để tăng từ 178 bcm lên 227 bcm, ông Sefcovic đăng tải lên mạng xã hội hôm 10/3 sau khi tổ chức cuộc họp mà ông mô tả là "hiệu quả" với các nhà cung cấp khí đốt quốc tế.
Đồng thời, Phó Chủ tịch Ủy ban châu Âu chia sẻ “lục địa già” đang tập trung sẵn sàng để nhập khẩu nhiều LNG hơn bằng cách củng cố cơ sở hạ tầng, nâng cao năng lực nhập khẩu của mình.
Trong năm qua, châu Âu đã thu hút rất nhiều nguồn cung LNG do giá cao ngất ngưởng và nhu cầu mờ nhạt ở châu Á, bao gồm cả Trung Quốc.
Chẳng hạn, châu Âu tiếp tục thu hút hơn một nửa tổng lượng xuất khẩu LNG của Mỹ, mặc dù thực tế là giá khí đốt ở châu Âu gần đây đã giảm xuống mức thấp nhất trong 18 tháng.
Nền kinh tế lớn nhất châu Âu (Đức) chuẩn bị kế hoạch cho công suất nhập khẩu LNG lên tới 70,7 triệu tấn/năm vào năm 2030, điều này sẽ khiến quốc gia này này trở thành nước có công suất nhập khẩu LNG lớn thứ tư trên thế giới, Argus đưa tin vào tháng trước, trích dẫn các kế hoạch của Bộ kinh tế Đức.
Markus Krebber, Giám đốc điều hành của công ty tiện ích hàng đầu của Đức chia sẻ trong một cuộc phỏng vấn với Tạp chí kinh doanh Đức Der Stern và Capital, nền kinh tế "đầu tàu" châu Âu có thể sẽ sử dụng ít công suất nhập khẩu LNG hơn so với kế hoạch triển khai trong thập kỷ này, nhưng thà an toàn còn hơn là tiếc.
Ngoài ra, vị này cho biết trong cuộc phỏng vấn được công bố hôm thứ Tư: "Có thể các kho cảng LNG không được sử dụng hết công suất. Nhưng đất nước này cần chúng như một khoản phí bảo hiểm".
Tuy nhiên, cuộc đua đảm bảo nguồn cung cho mùa đông tới thậm chí còn chưa bắt đầu một cách nghiêm túc. Các nhà phân tích cho biết giá LNG sẽ giữ ở mức cao hơn so với trước khi khủng hoảng Nga - Ukraine nổ ra trong suốt mùa hè do châu Âu sẽ phải đối mặt với sự cạnh tranh gay gắt hơn từ châu Á về nguồn cung LNG.
Tag
ĐANG HOT
BÀI VIẾT LIÊN QUAN
Đọc thêm