Thị trường hàng hóa
Trong bức thư hàng năm gửi cho các cổ đông vào sáng thứ Ba, Giám đốc điều hành của ngân hàng lớn nhất quốc gia khẳng định về những mối đe dọa vẫn còn tồn tại, đồng thời cho biết thêm rằng khả năng suy thoái của thị trường đã tăng lên.
Tỷ lệ thất nghiệp thấp và tăng trưởng tiền lương ổn định là động lực thúc đẩy chi tiêu của người tiêu dùng tăng vọt, giúp nền kinh tế tiếp tục duy trì ổn định, ngay cả khi đối diện với chuỗi các đợt tăng lãi suất mạnh mẽ nhất trong nhiều thập kỷ.
Thế nhưng, cũng theo ông Dimon, nguy cơ suy yếu kinh tế đang ngày càng rõ rệt bởi sự kết hợp của lãi suất tăng, điều kiện tín dụng lạnh hơn và lạm phát kéo dài khi người tiêu dùng dần cạn kiệt tiền tiết kiệm từ thời đại dịch bệnh.
Ngoài ra, những cú sụp đổ bất ngờ của hai ngân hàng lớn trong khu vực đã khiến thị trường rối loạn và rõ ràng sẽ gây ra một số thắt chặt về điều kiện tài chính khi các ngân hàng và những bên cho vay khác trở nên thận trọng hơn.
Bất ổn về kinh tế đã đeo bám chính quyền Biden và các nhà hoạch định chính sách của Washington trong hơn một năm. Sự phục hồi nhanh chóng của Hoa Kỳ sau cuộc suy thoái ngắn do Covid-19 gây ra đi kèm với lạm phát và căng thẳng địa chính trị leo thang. Thêm vào đó, giá nhiên liệu và lương thực cũng tăng chóng mặt do chiến sự Nga - Ukraine.
Các nhà kinh tế chưa đưa ra kết luận về việc Hoa Kỳ có thể vượt qua những tháng tới mà không rơi vào suy thoái hay không. Nhiều thách thức của năm ngoái vẫn chưa được giải quyết. Môi trường địa chính trị khó lường, cùng với chi phí năng lượng và đầu tư ngày càng tăng đi kèm với nợ chính phủ chồng chất có thể gây ra lạm phát kéo dài và lãi suất cao.
Theo ông Dimon, việc dự đoán các điều kiện kinh tế cũng giống như dự báo thời tiết, dễ dàng thực hiện trong ngắn hạn và trắc trở hơn về lâu dài. Tuy nhiên, sau cú sập của Ngân hàng Thung lũng Silicon, ông khẳng định thị trường chứng khoán đang đi xuống và khả năng suy thoái đang tăng lên.
ĐANG HOT
BÀI VIẾT LIÊN QUAN
Đọc thêm