Thị trường hàng hóa
Lý giải về nhận định của mình, ông Tăng đã nêu ra 3 yếu tố để chứng minh được rằng thị trường đã sắp đi qua giai đoạn khó khăn.
Đầu tiên đó là khi thị trường đã trải qua quý I/2023 khá trầm lắng, Chính phủ đã chỉ đạo quyết liệt trong việc đẩy mạnh đầu tư công, thông qua việc thành lập các tổ công tác kiểm tra, đôn đốc, tháo gỡ khó khăn, vướng mắc, đẩy mạnh giải ngân vốn đầu tư công năm 2023 tại nhiều địa phương. Việc có các biện pháp quyết liệt này đã giúp nhiều doanh nghiệp đang trong giai đoạn khó khăn, trong đó có nhóm doanh nghiệp bất động sản.
Tiếp theo đó là việc Chính phủ đã nhiều lần gửi thông điệp chính thức nhằm tháo gỡ khó khăn cho thị trường bất động sản. Sau nhiều cuộc họp và chỉ đạo của Chính phủ, các địa phương bắt đầu vào cuộc mạnh mẽ hơn. Trong đó, đặc biệt là hướng đến các nhóm giải pháp, chính sách tập trung tháo gỡ vấn đề đang nóng nhất của thị trường, gồm pháp lý và vốn. Việc tháo gỡ được vấn đề pháp lý sẽ giúp nhiều dự án được giải tỏa và củng cố niềm tin cho thị trường.
Cuối cùng, dòng vốn tín dụng đã có dấu hiệu hạ nhiệt, dù chưa tác động ngay trong ngắn hạn nhưng lãi suất có xu hướng giảm sẽ tác động tích cực đến thị trường bất động sản. Kết với với những chuyển động tích cực hơn từ hoạt động M&A các dự án bất động sản, tôi tin thị trường bất động sản có nhiều cơ hội để phục hồi trong từ giai đoạn cuối quý III/2023.
Tuy nhiên, mặc dù có sự vào cuộc mạnh mẽ của cơ quan chức năng để tập trung tháo gỡ khó khăn, chấm dứt việc đùn đẩy trách nhiệm, chậm trễ giải quyết thủ tục nhưng trong thực tế, nhiều doanh nghiệp vẫn đang chờ để giải quyết về mặt pháp lý.
Vì vậy ông Hoàng Văn Tăng bày tỏ, với các dự án đủ hồ sơ, đủ tiêu chuẩn thì sớm được cấp phép. Ngược lại, nếu dự án chưa đủ theo các tiêu chí thì cũng mong nhận được quyết định từ các bộ, ngành hay các đơn vị liên quan để doanh nghiệp chủ động hơn trong kế hoạch triển khai.
Cũng tại hội nghị này, ông Nguyễn Văn Đính, Chủ tịch Hội Môi giới bất động sản Việt Nam cho rằng thị trường bất động sản hiện tại quá thiếu nguồn hàng, các phân khúc không đồng đều, thiếu sản phẩm phù hợp với thị trường… Các vấn đề này đều xuất phát từ hệ thống pháp lý, chính sách…
Ông Đính cho rằng, bên cạnh các động thái tích cực của Chính phủ khi ban hành các chính sách để giải cứu thị trường thì vẫn còn điểm nghẽn cơ bản cuối cùng cần tháo gỡ đó chính là pháp lý.
“Làm thế nào để các dự án được phê duyệt, được tham gia thị trường… Chỉ khi giải quyết được bài toán này thì các dự án đầu tư mới được giải quyết các câu chuyện cơ bản", ông Đính nói.
Vì vậy, ông Đính cũng đề xuất phải xử lý chính sách nhanh hơn, chi tiết hơn, đặc biệt với nhà ở xã hội. Trong giai đoạn này, đây là sản phẩm này sẽ kích hoạt giao dịch tốt hơn trên thị trường vốn đang trong tình trạng thiếu giao dịch trầm trọng. Có sản phẩm phù hợp thì chỉ số giao dịch sẽ tăng lên, các guồng quay được kích hoạt, ổn định trở lại.
Tiếp đó là xây dựng và sớm ban hành các quy định quy trình xử lý hồ sơ thủ tục cho các nhà đầu tư, trong đó có các khâu chuyển nhượng dự án, đấu thầu đấu giá, phê duyệt giá đất, lựa chọn chủ đầu tư… Đây là các vấn đề bị vướng nhiều nhất theo như thống kê của Hội môi giới bất động sản Việt Nam.
ĐANG HOT
BÀI VIẾT LIÊN QUAN
Đọc thêm