Thị trường hàng hóa
Với hàng loạt dữ liệu được các ngân hàng trung ương công bố trong tuần trước cho thấy dấu hiệu của lạm phát đang có dấu hiệu hạ nhiệt, đồng thời ảnh hưởng của suy thoái kinh tế đối với nhiều quốc gia có vẻ ít nghiêm trọng hơn so với những gì từng được dự báo. Barclays, công ty tài chính nổi tiếng của Anh đã nâng mức dự báo tăng trưởng toàn cầu lên 2,2% vào năm 2023, tăng thêm 0,5% so với ước tính từng được đưa ra vào tháng 11.
Christian Keller, trưởng bộ phận nghiên cứu kinh tế của Barclays cho biết:"Dự báo tăng trưởng của Trung Quốc đã tăng thêm 1%, lên mức 4,8% so với tuần trước, đã giúp phản ánh mức tăng 0,7% đối với khu vực đồng euro và nâng thêm 0,2% cho các nền kinh tế Mỹ, Nhật Bản và Anh. Tuy nhiên Mỹ vẫn sẽ phải trải qua suy thoái kinh tế, chúng tôi dự đoán mức tăng trưởng sẽ âm nhẹ trong 3 quý cuối năm, nhưng suy thoái sẽ không ảnh hưởng nhiều vì GDP năm 2023 sẽ vẫn dương."
Trong khi đó, chủ tịch của Fed, Christian Keller, một thành viên mới của Ủy ban Thị trường Mở Liên Bang (FOMC) đã cho biết trong tuần trước rằng việc tăng lãi suất cơ bản lên 25 điểm sẽ là chính sách phù hợp trong tương lai. Ngân hàng trung ương tăng lãi suất mạnh mẽ nhằm kiềm chế lạm phát và hi vọng vào một cú hạ cánh an toàn cho nền kinh tế Mỹ.
Đối với thị trường Châu Âu, Barclays cho rằng lạm phát sẽ vẫn ở mức cao trong khu vực đồng Euro. Dự kiến Ngân hàng Trung ương Châu Âu (ECB) sẽ vẫn thực hiện hai đợt tăng 50 điểm cơ bản vào tháng 2 và tháng 3 trước khi kết thúc các chính sách thắt chặt ở mức lãi suất tiền gửi khoảng 3%.
Tại Anh, giá năng lượng tăng cao cùng phong trào đình công lan rộng của công nhân đang gây áp lực đối với tăng trưởng tiền lương người laod dộng. Các nhà kinh tế do đó dự báo Ngân hàng Anh (BoE) sẽ có đợt tăng lãi suất 25 điểm vào tháng 5 sau lần tăng 50 điểm cơ bản vào tháng 2 và tăng thêm 25 điểm cơ bản vào tháng 3, đẩy lãi suất lên mức 4,5%.
Dữ liệu khả quan đối với nền kinh tế khu vực đồng Euro và Anh được công bố trong tuần trước đã tạo tạo thêm động lực cho các ngân hàng trung ương tăng lãi suất để đưa lạm phát về với mục tiêu ban đầu.
"Dữ liệu GDP tốt hơn mức dự báo trước của Anh và Đức đã cho thêm bằng chứng về việc suy thoái kinh tế ít nghiêm trọng hơn so với những gì chúng ta dự đoán trong vài tháng trước giữa lúc tình hình thế giới có nhiều sự bất ổn" Ông Kellẻ cho biết. "Mặc dù có sự khác nhau giữa từng quốc gia, các gói hỗ trợ tài chính quy mô lớn ở Châu Âu và Anh để đối phó với giá năng lượng tăng cao đã góp phần tạo nên kết quả này. bên cạnh đó, cũng phải nhờ đến thị trường lao động tốt cùng khả năng tiết kiệm của các hộ gia đình trong thời gian qua."
Ngân hàng đầu tư của Đức - Berenberg cũng đã nâng mức dự báo tăng trưởng nền kinh tế khu vực Đồng tiền chung Châu Âu dựa vào những thông tin tích cực của nền kinh tế trong thời gian gần đây. Đặc biệt là khi giá khí đốt giảm, niềm tin của người tiêu dùng được phục hồi, kỳ vọng vào nền kinh tế được cải thiện.
Trong ngày 13/1, văn phòng thống kê Liên bang Đức cũng đã công bố dữ liệu cho thấy rằng trong Quý 4 năm 2022, nền kinh tế của Đức sẽ không suy giảm, nhưng đồng thời cũng không tăng trưởng. Nhà kinh tế trưởng Holger Schmieding của Berenberg nhận định rằng khả năng hồi phục của nền kinh tế Đức có ý nghĩa lớn đối với triển vọng tăng trưởng của khu vực đồng tiền chung châu âu. Dựa vào đâym Berenberg đã nâng mức dự báo tăng trưởng GDP tích lũy Quý 4 năm 2022 và Quý 1 năm 2023 từ mức âm 0,9% lên mức âm 0,3%.
ĐANG HOT
BÀI VIẾT LIÊN QUAN
Đọc thêm