Thị trường hàng hóa
Từ khoá suy thoái kinh tế luôn khiến các nhà chính trị gia và kinh tế phải “đau đầu”. Đặc biệt suy thoái kinh tế đang làm chậm đà tăng trưởng của các nền kinh tế trong khu vực đồng tiền chung châu Âu, tác động không nhỏ đến các đại gia buôn năng lượng. Tuy nhiên, có một sự khác biệt lớn giữa cả hai. Khi suy thoái xuất hiện, người tiêu dùng hạn chế sức chi tiêu. Mặt khác, các nhà giao dịch bắt đầu ra sức bán nhằm thu lợi nhuận.
Theo hãng tin Reuters, trong ba tuần các quỹ đầu cơ và các nhà giao dịch đã bán tương đương 1 triệu thùng dầu khí sang châu Âu. Mặc dù điều này chưa đáng kể nhưng trong sáu tuần qua, tổng doanh số bán dầu khí đã tăng lên tới 20 triệu thùng.
Trên khắp Đại Tây Dương, càng ngày càng có nhiều các đại gia thu mua dầu diesel của Mỹ, tăng tổng kim ngạch xuất khẩu thêm 13 triệu thùng trong ba tuần qua. Đây là một tín hiệu cho thấy triển vọng kinh tế của các nhà giao dịch Mỹ sáng sủa hơn so với các đồng nghiệp châu Âu. Tuy nhiên, tại Mỹ số lượng nhiên liệu tồn kho đã giảm xuống mức nghiêm trọng
Trong khi đó, nguy cơ suy thoái ở châu Âu chắc chắn nghiêm trọng hơn rất nhiều từ góc độ năng lượng. Không giống như Mỹ, quốc gia khá tự cung tự cấp về khí đốt tự nhiên, châu Âu cho thấy mình phụ thuộc một cách khó kiểm soát vào nhập khẩu hàng hóa này. Tiếp theo, châu Âu đang lùng sục khắp thế giới để tìm kiếm khí đốt theo hợp đồng giao ngay.
Kết quả là, châu Âu hiện đang chuyển hướng vận chuyển hàng hóa từ châu Á, và cố gắng tiêu thụ ít năng lượng hơn. Đức đang chuẩn bị cho việc phân bổ năng lượng cho người sử dụng công nghiệp và khuyến khích các hộ gia đình “thắt lưng buộc bụng”. Tây Ban Nha quy định máy điều hòa không khí phải được giữ ở nhiệt độ 27 độ trở lên. Bên cạnh đó, Na Uy vừa tuyên bố sẽ hạn chế xuất khẩu điện sang EU.
Trong lịch sử, điện của Na Uy thường được xuất khẩu đến Anh, Đức, Hà Lan và Đan Mạch. Tuy nhiên, sản lượng thủy điện, chiếm phần lớn tổng sản lượng điện của Na Uy, đã ở mức thấp trong năm nay và quốc gia này đang cố gắng đảm bảo nguồn cung tại chỗ. Thêm tin xấu cho châu Âu đang gặp khó khăn, nơi sản lượng điện tái tạo vẫn không đồng đều.
Vào đầu tháng này, IMF khuyến nghị các chính phủ châu Âu nên chuyển chi phí năng lượng bổ sung cho người tiêu dùng để khuyến khích tiết kiệm năng lượng. Quỹ lập luận rằng hỗ trợ tài chính chỉ giữ mức tiêu thụ năng lượng ở mức cao khi mức giá đó đáng lẽ sẽ đi xuống.
Trong khi đó, các nhà phân tích của Nomura gần đây dự báo rằng khu vực đồng euro, cùng với Anh, Mỹ, Hàn Quốc, Úc và Canada, nằm trong số các quốc gia phải đối mặt với suy thoái vào năm 2023.
“Ngay bây giờ các ngân hàng trung ương đã phải hành động để giảm lạm phát. Thêm vào sự quyết liệt của ngân hàng trung ương, nhiều nhà kinh tế cho rằng nếu EU vẫn giữ lập trường quyết liệt k thế đối đầu với Nga, tương lai suy thoái của khối ắt sẽ u ám, mù mịt.
Theo dự đoán của hãng tin Reuters, có ít nhất bốn nền kinh tế châu Âu sẽ rơi vào suy thoái trước khi kết thúc năm nay. Thật không may, đó là bốn quốc gia lớn nhất - Đức, Pháp, Ý và Anh - có nghĩa là nỗi đau sẽ xảy ra trên toàn khối và phần còn lại của châu Âu.
Tag
ĐANG HOT
BÀI VIẾT LIÊN QUAN
Đọc thêm