Thị trường hàng hóa
Điều này có được một phần là nhờ giá gạo xuất khẩu của Việt Nam tăng cao. Giá xuất khẩu gạo trung bình đạt 632 USD/tấn, tăng hơn 18% so với cùng kỳ năm ngoái.
Việc Ấn Độ có lệnh cấm xuất khẩu tất cả các loại gạo tẻ thường, trừ gạo trắng basmati đã làm cho giá gạo trên thị trường thế giới tăng lên. Do vậy những nước xuất khẩu gạo như Việt Nam, Thái Lan đều có giá trị xuất khẩu gạo gia tăng.
Philippines tiếp tục là thị trường xuất khẩu lớn của gạo Việt Nam. Tại Philippines, dự báo lượng nhập khẩu gạo có thể đạt tới 4,5 triệu tấn trong năm 2024, cao hơn con số dự báo trước đây, và Việt Nam hiện chiếm tới 85% thị phần gạo nhập khẩu tại đây.
Theo dự báo, sản xuất lúa năm 2024 sẽ đạt 43 triệu tấn, đảm bảo nhu cầu trong nước và xuất khẩu thu về hơn 5 tỷ USD.
Theo Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, 7 tháng, cả nước đã gieo cấy 6,25 triệu ha, tăng 0,2% so với cùng kỳ năm trước. Diện tích lúa thu hoạch 3,82 triệu ha, tăng 1,3%; năng suất bình quân 65,6 tạ/ha, tăng 0,5 tạ/ha. Sản lượng trên diện tích thu hoạch 25 triệu tấn, tăng 2%. Riêng lúa Thu Đông ở các tỉnh vùng Đồng bằng sông Cửu Long đã gieo cấy 306.700 ha, tăng 11,7% so với cùng kỳ năm ngoái.
Cho đến nay, dù gặp nhiều khó khăn do thời tiết khắc nghiệt nhưng ngành gạo Việt Nam vẫn duy trì được sự ổn định. Các biện pháp hỗ trợ từ chính quyền và nỗ lực của nông dân đóng vai trò quan trọng trong việc đảm bảo năng suất và chất lượng gạo, góp phần vào sự phát triển bền vững của ngành nông nghiệp nước nhà.
Hiện Việt Nam đang cạnh tranh để tăng thị phần gạo tại Philippines do nguồn cung trong nước suy yếu buộc Manila phải dựa vào hàng nhập khẩu từ các nước láng giềng.
Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn Việt Nam Lê Minh Hoan và Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp Philippines Francisco Tiu Laurel Jr. đã nhất trí rằng Việt Nam sẽ cải thiện chất lượng gạo và tăng sản lượng để đáp ứng nhu cầu ngày càng tăng của Philippines.
Tag
ĐANG HOT
BÀI VIẾT LIÊN QUAN
Đọc thêm