Thị trường hàng hóa
Giống như vai trò nhà lãnh đạo, vẫn có những mâu thuẫn và căng thẳng phải giải quyết và mọi nhà quản lý cần giải quyết ở một phạm vi, mức độ nào đó. Hãy nhớ rằng họ làm việc tốt thì bạn mới thành công.
Là một nhà quản lý, bạn chú tâm chủ yếu đến việc phân phối nhiệm vụ sao cho tận dụng và phối hợp nguồn lực một cách hiệu quả; đồng thời phát huy năng lực của mọi thành viên trong đội ngũ hoặc tổ chức. Bạn phải nhanh chóng nhận ra rằng bạn không thể làm mọi việc một mình, và phát triển kỹ năng thiết lập mục tiêu cho chính mình hay cho người khác, trong việc ủy thác nhiệm vụ và quản trị đội ngũ.
Ủy thác nghĩa là giao cho người khác chịu trách nhiệm về một phần dự án, cốt để bạn có thời gian điều phối công việc của tất cả các thành viên trong đội ngũ, giống như nhạc trưởng chỉ huy một dàn nhạc hợp xướng. Đó cũng là một cách hay để phát triển con người, thúc đẩy kỹ năng, kinh nghiệm, và lòng tự tin của họ.
Bạn cần phải rõ ràng khi truyền đạt các nhiệm vụ được ủy thác: tiêu chuẩn, mục tiêu phải đạt được; ranh giới quyền hạn được phép và không được phép. Không phải mọi nhiệm vụ đều phù hợp để ủy thác. Đừng ủy thác trừ khi mục tiêu của một nhiệm vụ có tính mục tiêu, có thể đạt được trong khung thời gian đã định hoặc đánh giá, thực tế nhưng cũng thử thách, được lập văn bản, được lưu trữ văn bản rõ ràng…
Hãy quản lý nhân viên của bạn theo sơ đồ hình răng cưa. Bắt đầu từ truyền đạt về ý tưởng lớn bao gồm mục tiêu mà tổ chức đang muốn đạt được là gì và đội ngũ của bạn đáp ứng bằng cách nào; hãy giải thích mục tiêu mà bạn phải đạt được và phương thức đánh giá sẽ áp dụng với bạn; tiếp tục thảo luận, với tư cách đội ngũ về cách thức đạt được các mục tiêu này và phát triển một kế hoạch sơ bộ. Sau đó, quyết định các nhiệm vụ trong kế hoạch sẽ được phân phối như thế nào trong đội ngũ, các mốc phải đạt được và ai sẽ chịu trách nhiệm với việc gì.
Tránh nói với mọi người chi tiết quá về cách thức thực hiện các nhiệm vụ, hãy để họ tự giải quyết. Đồng thời, họp với cá nhân thành viên trực diện trong các khoảng thời gian đan xen thường xuyên. Giám sát tiến trình, lắng nghe nhu cầu và những lo lắng của họ để hỗ trợ. Khi họp với toàn đội ngũ, hãy thường xuyên rà soát tiến độ, bám sát hệ thống đo lường hiệu suất, phân phối lại nguồn lực nếu cần, và điều chỉnh kế hoạch khi cần.
Cuối cùng, chia sẻ thành công của đội ngũ và nhận trách nhiệm cá nhân đối với thất bại.
Khi giao một công việc cho cấp dưới, một công việc trong thời gian dài hay một báo cáo bạn không chỉ nói là xong, tốt nhất là bạn nên lấy ví dụ, làm mẫu cho cấp dưới thấy công việc và yêu cầu của công việc.
Đối với những điều quan trọng, hãy cho cấp dưới biết.
Một người thành công trong công việc quản lý cho biết khi mới bắt đầu sự nghiệp, giám đốc đã nói với anh ta: Tôi chỉ muốn nhấn mạnh sự quan trọng của việc thực hiện nhiệm vụ này hàng ngày trước 5 giờ chiều. Nó cũng quan trọng như khi anh đang ở trong quân đội và giữ nhiệm vụ bảo vệ. Anh cũng đoán được điều gì sẽ xảy ra nếu anh ngủ gật hay rời bỏ vị trí. Lựa chọn hoặc thực hiện tốt điều này hoặc bị đuổi việc
Điều mà giám đốc cần nói với nhân viên là việc không chấp hành quy định sẽ ảnh hưởng đến tổ chức và công việc như thế nào. Nếu quá nhiều người dưới quyền giám đốc không chấp hành, nó thể hiện rõ ràng việc anh ta không có năng lực quản lý hơn là cấp dưới không có khả năng làm việc.
Đây là một điều mà một nhà lãnh đạo khôn ngoan không bao giờ vấp phải. Bạn là một người lãnh đạo không có nghĩa là bạn luôn luôn đúng. Ngay cả việc một nhân viên thực hiện công việc không đúng trình tự hoặc bỏ qua một công đoạn nào đó thì việc đầu tiên là bạn nên tự hỏi mình: "Mình đã nói với anh ta điều này chưa nhỉ? Mình đã cảnh báo sự nguy hại với anh ta nếu anh ta làm sai điều này chưa nhỉ?".
Vai trò của người lãnh đạo có ảnh hưởng rất nhiều đến kết quả công việc cũng như mối quan hệ của các nhân viên trong mọi vấn đề. Những yếu tố cần phải có của người lãnh đạo là một điều bắt buộc nhưng không phải do bẩm sinh mà có, tất cả đều phải do quá trình trau dồi và học hỏi.
ĐANG HOT
BÀI VIẾT LIÊN QUAN
Đọc thêm