Thị trường hàng hóa
Cầu thủ người Đức là chân sút vĩ đại nhất lịch sử World Cup. Trải qua 24 lần ra sân ở 4 kỳ World Cup, Klose ghi được 16 bàn thắng.
Klose có trận ra mắt World Cup vào năm 2002. Cầu thủ gốc Ba Lan có khởi đầu mỹ mãn khi lập ngay cú hat-trick trong chiến thắng đậm đà 8-0 trước Ả Rập Xê Út. Klose trở thành cầu thủ thứ 13 ghi 3 bàn thắng ngay trong loạt trận mở màn.
Đến World Cup 2006 tổ chức tại sân nhà, Klose tiếp tục cho thấy phong độ cao với 5 bàn thắng và ẵm luôn danh hiệu ‘Chiếc giày vàng World Cup’. Tại hai kỳ World Cup 2010 và 2014, Klose có thêm 6 bàn thắng nữa để vượt qua kỷ lục 15 bàn thắng trước đó của ‘người ngoài hành tinh’ Ronaldo.
Trong số 16 bàn của Klose, có 11 bàn đến từ loạt trận vòng bảng, 5 bàn ở vòng loại trực tiếp. Đáng chú ý, chân sút sinh năm 1978 không ghi bất cứ bàn thắng nào trong các trận chung kết World Cup (2002 và 2004).
Tuy bị Klose soán ngôi, nhưng không thể phủ nhận thành tích ghi 15 bàn/19 trận của Ronaldo de Lima là rất đáng ngưỡng mộ. Kỳ World Cup đầu tiên trong sự nghiệp của Ronaldo là France 98. Dù cho Rô ‘béo’ thăng hoa với 4 bàn sau 7 trận, Brazil vẫn phải chịu thất bại toàn tập trước đội chủ nhà Pháp ở trận chung kết.
4 năm sau, Ronaldo và tuyển Brazil phục hận thành công. Brazil khi ấy sở hữu hàng công quá mạnh với những Rivaldo, Ronaldinho và đương nhiên cả Rô ‘béo’. Nhờ cỗ máy dội bom Ronaldo, Brazil cứ thế băng băng đến trận đấu cuối cùng và khuất phục đội tuyển Đức 2-0. Ronaldo đồng thời nhận danh hiệu ‘Cầu thủ xuất sắc nhất trận’.
Thế nhưng, World Cup 2002 là vinh quang cuối cùng của Ronaldo ở cấp độ đội tuyển. Sang đến World Cup 2006, quả bóng vàng 2002 không còn là chính mình. Những chấn thương ảnh hưởng ngày một nghiêm trọng đến thể lực của Ronaldo. Anh di chuyển chậm hơn, bớt kỹ thuật hơn, vì thế khả năng săn bàn cũng không còn nhạy bén.
Giới mộ điệu gọi Gerd Muller với biệt danh ‘vua dội bom’ là có lí do. Muller chỉ cần 2 kỳ World Cup để ghi được 14 bàn. Đáng chú ý, ở World Cup 1970, cựu tiền đạo Bayern Munich rinh về 10 pha lập công.
Muller đã ghi bàn trong mọi trận đấu tại World Cup 1970, bao gồm cả thất bại trước Italia. Tuy nhiên ở trận tranh hạng ba, Muller không ‘nổ súng’.
World Cup 1974 chứng kiến thêm 4 bàn thắng của Gerd Muller. Điểm nhấn phải kể đến bàn ấn định tỉ số 2-1 trước Hà Lan trong trận chung kết, diễn ra tại Olympiastadion (Munich).
Muller giữ kỷ lục ghi nhiều bàn thắng nhất lịch sử World Cup trong 32 năm, trước khi bị Ronaldo ‘béo’ vượt qua với 15 bàn tại ngày hội bóng đá lớn nhất hành tinh 2002.
Fontaine giữ kỷ lục cầu thủ ghi nhiều bàn thắng nhất tại một kỳ World Cup. Tài khoản 13 bàn thắng của Fontaine được xác lập ngay trong kỳ World Cup đầu tiên và cũng là duy nhất trong sự nghiệp của tiền đạo người Pháp.
World Cup 1958 tại Thụy Điển, thành tích 13 bàn giúp Fontaine ẵm danh hiệu ‘Chiếc giày vàng World Cup’, qua đó bỏ xa người xếp sau là Pele và Helmut Rahn. Bất chấp phong độ cực cao, Fontaine cũng chỉ giúp ‘gà trống Gô-loa’ cán đích ở vị trí thứ 3.
Sự nghiệp Fontaine diễn ra tương đối ngắn ngủi. Ông buộc phải giải nghệ vào năm 1962 ở tuổi 28 vì chấn thương.
‘Vua bóng đá’ chỉ đứng ở vị trí thứ 5 trong top chân sút vĩ đại nhất lịch sử World Cup. Mặc dù chưa bao giờ giành được ‘Chiếc giày vàng’ nhưng Pele đã từng đạt giải ‘Cầu thủ xuất sắc nhất’ tại World Cup 1970 nhờ 4 bàn thắng và 6 đường kiến tạo trên chặng đường đưa Brazil chạm tới ngôi vương.
Pele không chỉ là cầu thủ trẻ nhất từng ghi bàn trong một trận chung kết World Cup (17 tuổi 249 ngày), ông còn là cầu thủ trẻ nhất từng chơi ở một trận chung kết World Cup (năm 1958).
Tính đến thời điểm này, Pele vẫn là cầu thủ ghi nhiều bàn nhất lịch sử đội tuyển Brazil, với 77 pha lập công. Nhưng nhiều khả năng Neymar sẽ sớm vươn lên dẫn đầu. Cầu thủ biên chế PSG chỉ còn cách thành tích của bậc tiền bối đúng 3 bàn.
ĐANG HOT
BÀI VIẾT LIÊN QUAN
Đọc thêm