Thị trường hàng hóa

  • Vàng 2,007.50 +11.50 +0.58%
  • XAU/USD 1,998.53 +9.13 +0.46%
  • Bạc 25.317 +0.246 +0.98%
  • Đồng 3.8457 -0.0158 -0.41%
  • Platin 1,112.70 +6.70 +0.61%
  • Paladi 1,513.28 +4.88 +0.32%
  • Dầu Thô WTI 74.55 +0.25 +0.34%
  • Dầu Brent 78.06 +0.34 +0.44%
  • Khí Tự nhiên 2.311 +0.006 +0.26%
  • Dầu Nhiên liệu 2.3770 +0.0078 +0.33%
  • Xăng RBOB 2.5190 +0.0065 +0.26%
  • Dầu khí London 693.00 +1.62 +0.23%
  • Nhôm 2,312.00 -15.00 -0.64%
  • Kẽm 2,602.00 -43.00 -1.63%
  • Ni-ken 23,721.00 +75.00 +0.32%
  • Copper 8,492.50 -60.00 -0.70%
  • Lúa mì Hoa Kỳ 634.60 -6.40 -1.00%
  • Thóc 17.030 -0.040 -0.23%
  • Bắp Hoa Kỳ 597.00 -3.00 -0.50%
  • Đậu nành Hoa Kỳ 1,409.50 -4.50 -0.32%
  • Dầu Đậu nành Hoa Kỳ 51.78 -0.72 -1.37%
  • Khô Đậu nành Hoa Kỳ 425.55 -1.85 -0.43%
  • Cotton Hoa Kỳ loại 2 78.62 +0.26 +0.33%
  • Ca Cao Hoa Kỳ 2,947.50 -2.50 -0.08%
  • Cà phê Hoa Kỳ loại C 188.80 -2.80 -1.46%
  • Cà phê London 2,382.00 -143.00 -5.66%
  • Đường Hoa Kỳ loại 11 26.66 +0.15 +0.57%
  • Nước Cam 269.85 -10.00 -3.57%
  • Bê 174.45 +0.15 +0.09%
  • Heo nạc 78.40 +1.52 +1.98%
  • Bê đực non 233.70 +4.38 +1.91%
  • Gỗ 348.00 -15.70 -4.32%
  • Yến mạch 327.90 +0.60 +0.18%
16:00 16/09/2022

3 yếu tố gây áp lực khiến đồng Nhân dân tệ có thể mất nửa giá trị

Tính từ đầu năm đến nay, nhân dân tệ đã mất giá hơn 8% so với USD, nhưng nhìn chung vẫn nằm trong ngưỡng an toàn. Tuy nhiên, đồng tiền này đang chịu nhiều áp lực lớn. Một nhà quản lý quỹ đầu cơ của Mỹ dự đoán Nhân dân tệ sẽ sụp đổ, thậm chí có thể mất luôn một nửa giá trị.

Dòng vốn ngoại thoái chạy 

Sức mạnh của đồng USD đang tăng lên, thúc đẩy giới đầu tư rút vốn khỏi các tài sản Nhân dân tệ, gây áp lực lên đồng tiền của Trung Quốc. Điều này có thể tạo ra vòng xoáy luẩn quẩn vốn tháo chạy, tiền mất giá, vốn tháo chạy mạnh hơn và cứ thế lặp lại. 

Từ đầu tháng 2 đến nay, các nhà đầu tư quốc tế đã rút hơn 82 tỷ USD khỏi trái phiếu Nhân dân tệ, mức cao nhất từ trước đến nay. Tính đến cuối tháng 7, khối ngoại nắm lượng trái phiếu Nhân dân tệ trị giá 518 tỷ USD, giảm khoảng 8 tỷ USD so với tháng 6. Trước đó, vào tháng 3, các nhà đầu tư ngoại đã rút mức vốn kỷ lục 15 tỷ USD khỏi thị trường trái phiếu Trung Quốc. 

Tăng trưởng kinh tế Trung Quốc chậm lại

Theo giới chuyên gia, cảnh báo về sự sụp đổ sắp tới của đồng Nhân dân tệ đã có từ lâu. Các nhà đầu tư bi quan đã lo sợ rằng các Ngân hàng Trung Quốc đã cho vay quá nhiều tiền, đặc biệt là để “bơm” vào cơn sốt bất động sản. 

Điều này sẽ khiến nợ xấu sẽ tăng nhiều đến mức Bắc Kinh phải in tiền để giải cứu các ngân hàng, dẫn đến đồng tiền bị phá giá. Trong bối cảnh hiện nay, lập luận trên dường như đang diễn ra. Thị trường nhà đất Trung Quốc đang lún sâu trong khủng hoảng, đe dọa nhấn chìm các ngân hàng dưới núi nợ xấu. 

Ảnh minh hoạ 

Các nhà phát triển bất động sản Trung Quốc đã phải chịu thiệt hại ít nhất 90 tỷ USD trên thị trường cổ phiếu và trái phiếu trong năm nay khi “bong bóng bất động sản” bị vỡ. Trước sự thất vọng của các nhà đầu tư, Chính phủ đang phải loay hoay giải quyết hậu quả. 

Nhiều nhà đầu tư cho rằng, các biện pháp hỗ trợ tài chính của các nhà phát triển bất động sản chủ yếu mang tính chắp vá. Các bước hỗ trợ bao gồm kêu gọi các ngân hàng tăng cường cho vay, nhưng dữ liệu của Ngân hàng Trung ương mới đây cho thấy tổng các gói hỗ trợ tài chính đã sụt giảm trong tháng 7 khi các khoản vay mới và phát hành trái phiếu doanh nghiệp suy yếu. 

Đồng thời, chính sách “Zero Covid” khắc nghiệt của Bắc Kinh dẫn tới việc nhiều thành phố là trung tâm sản xuất lần lượt bị phong tỏa. Thiệt hại kinh tế và sự suy yếu của niềm tin người tiêu dùng và doanh nghiệp đồng nghĩa với việc rất có thể Trung Quốc đang ở trong thời kỳ tăng trưởng chậm nhất trong lịch sử hiện đại.

Trong quý II, GDP Trung Quốc giảm 2,6% so với ba tháng trước đó, đánh dấu lần suy giảm đầu tiên kể từ đầu năm 2020. So với cùng kỳ năm trước, GDP chỉ tăng 0,4%, cũng là mức thấp nhất kể từ năm 2020. 

Bắc Kinh được cho là sẽ duy trì chính sách chống dịch này cho đến tháng 3/2023. Lập trường cứng rắn của Bắc Kinh sẽ tiếp tục tạo ra gánh nặng lớn đối với thị trường nhà đất. Công ty Tài chính Nomura đã hạ dự báo tăng trưởng cả năm 2022 của Trung Quốc từ 3,3% xuống 2,8%. Ngân hàng đầu tư Goldman Sachs cắt giảm dự báo từ 3,3% xuống 3%.

Nới lỏng chính sách tiền tệ 

Các Ngân hàng Trung ương toàn cầu, tiêu biểu là Cục Dự trữ Liên bang Mỹ (Fed), đang thắt chặt chính sách để đối phó với cơn bão lạm phát. Chỉ riêng Ngân hàng Nhân dân Trung Quốc (PBoC) nới lỏng chính sách để củng cố nền kinh tế sa sút. 

Tháng trước, PBoC tiếp tục cắt giảm một số loại lãi suất quan trọng. Động thái trên tuy có thể tạo ra tác động tích cực tới tăng trưởng nhưng lại làm hạ thấp sức hấp dẫn của đồng Nhân dân tệ với việc nới rộng khoảng cách giữa lãi suất ở Trung Quốc và những nước khác.

Ảnh minh hoạ 

Chênh lệch giữa lợi suất mà trái phiếu chính phủ Trung Quốc so với trái phiếu cùng kỳ hạn của Mỹ đã bị xóa sổ từ tháng 4. Hiện nay lợi suất trái phiếu Kho bạc Mỹ kỳ hạn 10 năm vào khoảng 3,329%, cao hơn hẳn 66 điểm cơ bản so với lãi suất trái phiếu chính phủ Trung Quốc tương tự.

Dự kiến lãi suất của Mỹ sẽ tiếp tục tăng mạnh trong thời gian tới. Một số quan chức Fed đã công khai ủng hộ tăng lãi suất thêm 75 điểm cơ bản trong cuộc họp chính sách tiếp theo. 

Do đó, các nhà đầu tư càng không có động lực để nắm giữ nợ của chính phủ Trung Quốc. Hai yếu tố quan trọng nhất tới tiền tệ là chênh lệch lãi suất và dự báo tăng trưởng kinh tế đều không mang gam màu sáng cho tỷ giá của Nhân dân tệ/USD.

Tỷ giá nhân dân tệ/USD giao ngay hiện nay là 6,9216, chỉ cách 4% so với mức mà giới chức trách phải can thiệp vào năm 2020 và 2019. Giới chuyên gia nhận định việc tỷ giá vượt quá mốc 7 nhân dân tệ/USD, ngưỡng phòng vệ quan trọng của Ngân hàng Trung ương Trung Quốc sẽ chỉ còn là vấn đề thời gian.

Đọc thêm

Xem thêm