Thị trường hàng hóa

  • Vàng 2,007.50 +11.50 +0.58%
  • XAU/USD 1,998.53 +9.13 +0.46%
  • Bạc 25.317 +0.246 +0.98%
  • Đồng 3.8457 -0.0158 -0.41%
  • Platin 1,112.70 +6.70 +0.61%
  • Paladi 1,513.28 +4.88 +0.32%
  • Dầu Thô WTI 74.55 +0.25 +0.34%
  • Dầu Brent 78.06 +0.34 +0.44%
  • Khí Tự nhiên 2.311 +0.006 +0.26%
  • Dầu Nhiên liệu 2.3770 +0.0078 +0.33%
  • Xăng RBOB 2.5190 +0.0065 +0.26%
  • Dầu khí London 693.00 +1.62 +0.23%
  • Nhôm 2,312.00 -15.00 -0.64%
  • Kẽm 2,602.00 -43.00 -1.63%
  • Ni-ken 23,721.00 +75.00 +0.32%
  • Copper 8,492.50 -60.00 -0.70%
  • Lúa mì Hoa Kỳ 634.60 -6.40 -1.00%
  • Thóc 17.030 -0.040 -0.23%
  • Bắp Hoa Kỳ 597.00 -3.00 -0.50%
  • Đậu nành Hoa Kỳ 1,409.50 -4.50 -0.32%
  • Dầu Đậu nành Hoa Kỳ 51.78 -0.72 -1.37%
  • Khô Đậu nành Hoa Kỳ 425.55 -1.85 -0.43%
  • Cotton Hoa Kỳ loại 2 78.62 +0.26 +0.33%
  • Ca Cao Hoa Kỳ 2,947.50 -2.50 -0.08%
  • Cà phê Hoa Kỳ loại C 188.80 -2.80 -1.46%
  • Cà phê London 2,382.00 -143.00 -5.66%
  • Đường Hoa Kỳ loại 11 26.66 +0.15 +0.57%
  • Nước Cam 269.85 -10.00 -3.57%
  • Bê 174.45 +0.15 +0.09%
  • Heo nạc 78.40 +1.52 +1.98%
  • Bê đực non 233.70 +4.38 +1.91%
  • Gỗ 348.00 -15.70 -4.32%
  • Yến mạch 327.90 +0.60 +0.18%
14:00 16/10/2022

3 lý do có thể khiến giá dầu sẽ tăng mạnh trong những tháng cuối năm

Trong những tháng đầu năm 2022, giá dầu có biến động phức tạp. Chiến lược gia trưởng thị trường hàng hóa của Morgan Stanley cho rằng thời gian tới sẽ có 3 yếu tố sẽ đẩy giá dầu lên mức cao hơn nữa.

Tính từ đầu năm 2022, giá dầu thế giới đã tăng đột biến khoảng 60% và đạt đỉnh của 14 năm vào tháng 3/2022, có thời điểm vượt mốc 120 USD/thùng. Theo ông Martijn Rats, chiến lược gia trưởng thị trường hàng hóa của Morgan Stanley, giá dầu đang trong xu hướng giảm nhưng còn nhiều dư địa để đảo chiều leo dốc, nhất là khi có nhiều yếu tố tác động theo hướng tăng giá. 

Giá dầu đã giảm kể từ mùa hè 2022, khi các quốc gia phương Tây lần đầu áp đặt các lệnh cấm vận lên các sản phẩm năng lượng từ Nga. Tính tới ngày 6/9/2022, giá dầu đã giảm hơn 30% so với đỉnh vào tháng 3/2022, hiện giá dầu thô Brent giao tháng 11/2022 được giao dịch quanh mức 94,25 USD/thùng. Giá dầu thô ngọt nhẹ Texas (WTI) giao tháng 11/2022 đạt 88,36 USD/thùng. 

Ảnh minh hoạ 

Đáng chú ý, giá gas đã từng đạt đỉnh 180 USD/thùng và dầu diesel đạt đỉnh ở 190 USD/thùng mùa hè năm nay. Theo đó, giá dầu thế giới vừa qua giảm do ảnh hưởng của 4 yếu tố gồm nguồn cung sản lượng của OPEC+, Nga, Iran… , triển vọng tăng trưởng của các nền kinh tế lớn trên thế giới, biến động địa chính trị và biến động giá của các đồng tiền mạnh trên thế giới. 

Tuy nhiên, ở chiều ngược lại, vị chuyên gia của Morgan Stanley cho rằng, khả năng giá dầu tăng trở lại trong quý 4 cũng khá cao do một số yếu tố tác động mạnh tới nguồn cung xuất hiện. Thứ nhất, Tổ chức các nước xuất khẩu dầu mỏ (OPEC) và các đồng minh đã quyết định giảm sản lượng khoảng 2 triệu thùng/ngày.  

Đây được xem như một “cú nổ” với thị trường năng lượng toàn cầu, khi nhóm này đang cung cấp khoảng 40% sản lượng dầu đáp ứng nhu cầu tiêu thụ trên thị trường. Giới phân tích nhận định việc OPEC+ giảm mạnh sản lượng khai thác sẽ khiến tình trạng căng thẳng nguồn cung năng lượng toàn cầu trở nên nghiêm trọng hơn và có thể gia tăng áp lực lạm phát tại nhiều nền kinh tế. 

Thứ hai, lượng dầu được tung ra thị trường từ Kho dự trữ chiến lược của Mỹ (SPR) đang giảm xuống và dự kiến sẽ kết thúc vào tháng này. Hiện, nước Mỹ đang thúc giục các quốc gia khác “giải phóng” dầu khỏi các kho dự trữ chiến lược để củng cố nguồn cung, giảm áp lực trên thị trường năng lượng. 

Thêm vào đó, dữ liệu Cơ quan Năng lượng Mỹ (EIA) cho thấy đến ngày 19/8 tồn kho dầu thô của Mỹ giảm 3,3 triệu thùng, còn tiêu thụ nhiên liệu thực tế tại Mỹ giảm mạnh 1,9 triệu thùng/ngày so với cùng kỳ năm ngoái. Đây cũng sẽ là yếu tố khiến giá dầu thế giới tăng.

Cuối cùng, nhiều yếu tố đang khiến nguồn cung dầu từ Nga bị gián đoạn. Lượng dầu xuất khẩu từ Nga đã giảm xuống trước khi Liên minh châu Âu (EU) áp đặt các lệnh cấm vận lên quốc gia này và sẽ kích hoạt toàn bộ lệnh cấm vận vào cuối năm nay. Theo đó, sẽ dần loại bỏ việc nhập khẩu dầu thô của Nga qua đường biển trong 4 tháng tới và đối với nhập khẩu dầu tinh chế là trong 4 tháng. 

Ảnh minh hoạ 

Về phía mình, Nga cũng lên tiếng cảnh báo sẽ giảm sản lượng nhằm phản ứng trước kế hoạch này. Nếu Moscow quyết định giảm sản lượng, nguồn cung dầu trên thế giới sẽ chịu thêm nhiều áp lực, đẩy giá dầu lên cao hơn. 

Martijn Rats cho biết tất cả các yếu tố này sẽ cùng tập hợp trong vài tuần hoặc 1-2 tháng tới. Ông nhận định giá dầu sẽ chịu nhiều áp lực và tăng trở lại.  

Bước sang năm 2023, nhiều dự báo cho rằng giá dầu sẽ giảm so với 2022, nhưng vẫn ở mức cao do nhu cầu của các nước hồi phục sau khi dỡ bỏ các biện pháp kiểm soát dịch. Theo kết quả cuộc khảo sát từ 42 nhà kinh tế và nhà phân tích dự báo, giá dầu Brent sẽ đạt trung bình 100,45 USD/thùng trong năm nay và 93,70 USD/thùng vào năm 2023. 

Tại Việt Nam, giá xăng dầu được đánh giá vẫn sẽ phụ thuộc vào biến động theo giá xăng dầu thế giới vì nguồn cung xăng dầu trong nước không đáp ứng nhu cầu của nền kinh tế. Bên cạnh đó, diễn biến giá xăng dầu trong nước cũng sẽ phụ thuộc vào các chính sách điều hành của cơ quan quản lý, trong đó có việc điều chỉnh các sắc thuế.

Đọc thêm

Xem thêm