Thị trường hàng hóa
Khi nhắc tới quá trình kinh doanh, học hỏi là con đường dẫn tới thành công. Sự học hỏi ấy thường được rút ra từ những thất bại. Không một doanh nhân nào thích thất bại, nhưng thực tế thì đa số họ đều đã từng "nếm trải" hương vị đó.
Một số ví dụ của các doanh nhân nổi tiếng từng nếm trải thất bại trước khi đạt được thành công:
Các thống kê chỉ ra rằng sự thất bại là điều thường thấy trên con đường dẫn tới thành công trong sự nghiệp. Dữ liệu do SBA thu thập từ năm 1994 đến 2019 cho thấy rằng có khoảng 68% doanh nghiệp mới tồn tại ít nhất 2 năm. Và, sau 5 năm, tỷ lệ tồn tại của doanh nghiệp mới giảm xuống dưới 50%.
Những thất bại có thể đến trong quá trình khởi nghiệp, và đó không phải là thảm họa. Các doanh nhân thành công học hỏi từ những sai lầm và áp dụng chúng để theo đuổi hoài bão. Điều quan trọng nhất mà họ học được từ thất bại trong kinh doanh chính là sự kiên cường, lòng dũng cảm và khả năng thích nghi.
Những thất bại dạy cho các doanh nhân cách để phục hồi nhanh chóng, đó gọi là sự kiên cường. Với mọi thất bại, các doanh nhân được rèn luyện sự kiên trì và bền bỉ, giống như Thomas Edison. Đó là 2 yếu tố quan trọng để đứng lên sau khi vấp ngã và chống lại ý nghĩ muốn bỏ cuộc.
Một nghiên cứu được thực hiện bởi các nhà nghiên cứu tại Trường Kinh doanh Smith thuộc Đại học Queen’s đã theo dõi các nhà khởi nghiệp trong khoảng thời gian 2 năm đầu khi họ thành lập, phát triển và vận hành các doanh nghiệp mới. Nghiên cứu trên cho thấy rằng các doanh nhân kiên cường coi những thất bại trong kinh doanh như những bài toán mà họ hoàn toàn có thể tìm ra lời giải.
Các nhà nghiên cứu lưu ý rằng các doanh nhân mang tư duy “đánh giá thách thức” này “có nhiều động lực hơn và có thể chủ động trong việc xác định các cách để cải thiện quy trình và kết quả kinh doanh cũng như điều chỉnh chúng một cách nhanh chóng”.
Nghiên cứu đã chỉ ra rằng kiên cường là một phẩm chất quan trọng giúp các doanh nhân ứng phó với những thách thức bất ngờ. Bên cạnh đó, các doanh nghiệp có những lãnh đạo kiên cường có khả năng tồn tại tốt hơn đối thủ.
Dấn thân vào con đường khởi nghiệp là một lựa chọn rủi ro và đầy rẫy những thách thức, thường làm dấy lên nỗi sợ thất bại và bị đào thải. Những nỗi sợ này có thể ngăn cản các doanh nhân tham vọng đối mặt với rủi ro và theo đuổi ước mơ của họ.
Một cuộc khảo sát của Harris Poll do Zapier ủy quyền cho thấy khoảng 61% người Mỹ có ý tưởng khởi nghiệp và 34% trong đó có nhiều hơn 1 ý tưởng. Cuộc khảo sát trên cho thấy phần lớn những người đó, lên đến 92%, đã không cụ thể hóa ý tưởng của họ. Đối với 33% người trả lời khảo sát, nỗi sợ thất bại là điều ngăn họ theo đuổi ước mơ khởi nghiệp.
Những doanh nhân từng thất bại có thể thấm thía sâu sắc những ý nghĩa trong câu nói của Winston Churchill: ”Thành công không phải là đích đến cuối cùng, thất bại không phải là tai họa: đó là sự dũng cảm để tiếp tục bước đi”. Với quan điểm này, các doanh nhân không còn để nỗi sợ hãi cản bước họ. Thay vào đó, họ coi thất bại là cơ hội để học hỏi từ những sai lầm và sử dụng những gì họ học được từ thất bại trong kinh doanh để tiến lên phía trước bất chấp nỗi sợ hãi của họ.
Học hỏi từ nghịch cảnh là yếu tố giúp loại bỏ nỗi sợ khi thất bại. Dành thời gian để phân tích điều gì đã xảy ra, nguyên nhân điều đó xảy ra, yếu tố nào hoạt động tốt và yếu tố nào không đem lại sự rõ ràng và sự sáng suốt cần thiết để xác định những thay đổi cần được thực hiện để đạt được thành công. Kiến thức và kinh nghiệm thực tiễn có được từ thất bại truyền cảm hứng cho các doanh nhân sự dũng cảm và tự tin, khiến họ cố gắng và cố gắng thêm nữa.
Ngoài ra, nỗi sợ bị đào thải thường làm các doanh nhân mất động lực cố gắng. Thử thách “Liệu pháp 100 ngày bị từ chối” của Jia Jang đã thực sự mang điều này vào thực tế. Thử nghiệm của Jang cho thấy rằng điều tồi tệ nhất mà một doanh nhân có thể làm không phải là không đạt được một thứ gì đó, mà là không cố gắng gì cả.
Thất bại cũng là một bài học về khả năng thích nghi. Khi một ý tưởng hay phương pháp nào đó thất bại, các doanh nhân phải có khả năng điều chỉnh chúng sao cho phù hợp với điều kiện mới cũng như sẵn sàng kiểm tra và thử nghiệm thêm những ý tưởng. Chấp nhận sự thay đổi, luôn linh hoạt và xoay sở tốt là một phần của khả năng thích nghi giúp các doanh nhân vượt qua những khó khăn, học hỏi và đổi mới.
Khi các ngành kinh doanh, thị trường hay sở thích của khách hàng thay đổi, khả năng thích nghi cũng giúp các doanh nhân vượt qua những tình thế mới này, cũng như giải quyết các vấn đề để khiến một ý tưởng có thể hoạt động, hoặc tìm ra một ý tưởng mới khác.
Netflix là một ví dụ tiêu biểu cho việc thích nghi để thành công. Được thành lập bởi Reed Hastings và Marc Randolph vào năm 1997, mô hình kinh doanh đầu tiên của công ty này tập trung vào việc cung cấp dịch vụ cho phép khách hàng thuê và mua các đĩa phim DVD vật lý. Vào năm 1999, Netflix đã bổ sung dịch vụ đăng ký cho phép mọi người thuê bao nhiêu đĩa DVD tùy thích và nhận cho thuê qua đường bưu điện. Sau đó, công ty đã điều chỉnh lại mô hình kinh doanh của mình vào năm 2007, rời bỏ các phương tiện truyền thông vật lý để tận dụng công nghệ mới giúp truyền tải nội dung tức thì qua internet.
Nhiều doanh nhân đã gặp thất bại trên con đường dẫn đến thành công. Họ đã thử nghiệm và thất bại, và có thể còn thất bại thêm vài lần nữa trong cuộc hành trình của mình. Dù vậy, những thất bại này còn cách thảm họa một khoảng xa. Những doanh nhân rút ra được bài học về sự kiên cường, dũng cảm và khả năng thích nghi từ thất bại trong kinh doanh có thể vượt qua những trở ngại và thất bại để đạt được thành công.
Michael Jordan đã cho thấy điều này khi nói: “Tôi đã bỏ lỡ hơn 9000 cú ném trong suốt sự nghiệp của mình. Tôi đã thua gần 300 trận. Có 26 lần tôi đã được tin tưởng để thực hiện cú ném quyết định và bóng không đi vào rổ. Những thất bại lặp đi lặp lại trong suốt cuộc đời tôi. Và đó là lý do tại sao tôi thành công”.
Tag
ĐANG HOT
BÀI VIẾT LIÊN QUAN
Đọc thêm