Thị trường hàng hóa

  • Vàng 2,007.50 +11.50 +0.58%
  • XAU/USD 1,998.53 +9.13 +0.46%
  • Bạc 25.317 +0.246 +0.98%
  • Đồng 3.8457 -0.0158 -0.41%
  • Platin 1,112.70 +6.70 +0.61%
  • Paladi 1,513.28 +4.88 +0.32%
  • Dầu Thô WTI 74.55 +0.25 +0.34%
  • Dầu Brent 78.06 +0.34 +0.44%
  • Khí Tự nhiên 2.311 +0.006 +0.26%
  • Dầu Nhiên liệu 2.3770 +0.0078 +0.33%
  • Xăng RBOB 2.5190 +0.0065 +0.26%
  • Dầu khí London 693.00 +1.62 +0.23%
  • Nhôm 2,312.00 -15.00 -0.64%
  • Kẽm 2,602.00 -43.00 -1.63%
  • Ni-ken 23,721.00 +75.00 +0.32%
  • Copper 8,492.50 -60.00 -0.70%
  • Lúa mì Hoa Kỳ 634.60 -6.40 -1.00%
  • Thóc 17.030 -0.040 -0.23%
  • Bắp Hoa Kỳ 597.00 -3.00 -0.50%
  • Đậu nành Hoa Kỳ 1,409.50 -4.50 -0.32%
  • Dầu Đậu nành Hoa Kỳ 51.78 -0.72 -1.37%
  • Khô Đậu nành Hoa Kỳ 425.55 -1.85 -0.43%
  • Cotton Hoa Kỳ loại 2 78.62 +0.26 +0.33%
  • Ca Cao Hoa Kỳ 2,947.50 -2.50 -0.08%
  • Cà phê Hoa Kỳ loại C 188.80 -2.80 -1.46%
  • Cà phê London 2,382.00 -143.00 -5.66%
  • Đường Hoa Kỳ loại 11 26.66 +0.15 +0.57%
  • Nước Cam 269.85 -10.00 -3.57%
  • Bê 174.45 +0.15 +0.09%
  • Heo nạc 78.40 +1.52 +1.98%
  • Bê đực non 233.70 +4.38 +1.91%
  • Gỗ 348.00 -15.70 -4.32%
  • Yến mạch 327.90 +0.60 +0.18%
07:00 07/09/2022

Xu hướng tăng của đồng USD sẽ chậm lại trong những tháng cuối năm

Tại báo cáo vĩ mô tháng 8 của VNDirect cho biết, đồng USD mạnh đã gây áp lực lên tỷ giá hối đoái của Việt Nam. Tuy nhiên, các chuyên gia dự báo, xu hướng đồng USD mạnh lên có thể sẽ chậm lại trong những tháng cuối năm.

Đầu tháng 8, giá USD trên thị trường đã giảm trở lại sau khi tăng mạnh hơn 400 đồng trong tháng 7/2022, áp lực trên thị trường ngoại hối hạ nhiệt dần. Tuy nhiên, vài ngày gần đây giá USD có dấu hiệu bật tăng trở lại, cho thấy tỷ giá vẫn đang tiềm ẩn áp lực tăng lên.  

Theo Công ty Chứng khoán SSI Research, từ ngày 22/8 đến 26/8, tỷ giá USD trên thị trường liên ngân hàng đã có thời điểm tăng lên 23.450 VND/USD và hạ nhiệt dần về cuối tuần. Tuần qua, tỷ giá được giao dịch ở mức 23.410 VND.

Tỷ giá niêm yết tại các ngân hàng cũng tăng nhẹ. Trong khi đó, tỷ giá trên thị trường tự do đi ngang, hiện đang giao dịch ở 24.060 - 24.160 VND/USD. Chỉ số USD Index (DXY) đo lường biến động đồng bạc xanh với 6 đồng tiền chủ chốt (EUR, JPY, GBP, CAD, SEK, CHF) đã đóng cửa ở mức gần cao nhất trong vòng 20 năm qua. 

Các chuyên gia SSI Research cho biết, áp lực lên tiền đồng vẫn tương đối lớn khi nguồn cung ngoại tệ trong năm nay không còn quá tích cực như kỳ vọng, trong khi đó đồng USD vẫn đang có xu hướng mạnh lên. Do vậy, chúng tôi không loại trừ khả năng Ngân hàng Nhà nước (NHNN) có thể sẽ phải tiếp tục điều chỉnh tỷ giá bán USD. 

Trong bối cảnh tỷ giá biến động và chịu ảnh hưởng nhiều bởi thị trường quốc tế, NHNN đã điều hành chính sách tiền tệ một cách linh hoạt trên kênh liên ngân hàng nhằm giảm áp lực tới tỷ giá. Cơ quan quản lý đã bán giao ngay một khối lượng lớn USD trong dự trữ ngoại hối khi áp lực về tỷ giá tăng dần trong bối cảnh đồng USD có xu hướng mạnh lên.

Ảnh minh họa

Tuần trước, bài phát biểu của Chủ tịch Cục Dự trữ Liên bang Mỹ (Fed) đã tác động khiến đồng USD trở lại mức cao. Theo đó, nền kinh tế Mỹ sẽ cần chính sách tiền tệ thắt chặt trong một thời gian trước khi lạm phát được kiểm soát. Điều này đồng nghĩa với việc kinh tế sẽ có tăng trưởng chậm hơn, thị trường việc làm yếu hơn và một số “nỗi đau" đối với các hộ gia đình và doanh nghiệp.

Theo báo cáo của VNDirect, có một số yếu tố hỗ trợ tiền đồng trong nửa cuối năm 2022 bao gồm dòng vốn FDI mạnh hơn, thặng dư thương mại cải thiện, dự báo đạt khoảng 7,2 tỷ USD vào năm 2022, thặng dư cán cân thanh toán, dự trữ ngoại hối cao (tương đương 3,6 tháng nhập khẩu). VNDirect kỳ vọng xu hướng tăng của tỷ giá USD/VND sẽ chậm lại trong nửa cuối năm 2022, với dự báo tỷ giá USD/VND sẽ duy trì trong khoảng 22.900 - 23.300 VND/USD vào cuối năm 2022, tương ứng với mức tăng không quá 2% so với cuối năm 2021.

Tương tư, nhóm chuyên gia của Chứng khoán Tiên Phong (TPS) dự báo, áp thời gian tới áp lực lên tỷ giá sẽ được giảm bớt nhờ đồng USD suy yếu, giải ngân FDI tiếp tục tăng, lượng kiều hối và khách du lịch tăng. Cùng với đó, xu hướng di dân ở một số quốc gia có lạm phát cao, đồng tiền mạnh hơn sang Việt Nam để tránh lạm phát cũng góp phần làm cho đồng USD dồi dào hơn. 

Tuy vậy, theo các chuyên gia của Công ty Chứng khoán KB (KBSV), trong ngắn hạn, NHNN sẽ tiếp tục sử dụng đồng thời hai công cụ là dự trữ ngoại hối và phát hành tín phiếu trên hoạt động thị trường mở để ổn định tỷ giá. Hiện, những cú sốc bên ngoài như lạm phát neo cao khiến các ngân hàng trung ương lớn tiếp tục nâng lãi suất, thu hẹp không gian chính sách nới lỏng tài khoá và tiền tệ, đặc biệt là Fed.

Chứng khoán Bảo Việt (BVSC) đánh giá, áp lực mất giá hiện tại của đồng VND chủ yếu do đồng USD lên giá, trong khi Việt Nam vẫn duy trì được kinh tế vĩ mô ổn định, lạm phát thấp, lãi suất thực còn dương và thặng dư thương mại. BVSC duy trì dự báo, với sức mạnh nội tại cùng các biện pháp điều hành linh hoạt của Ngân hàng Nhà nước, đồng VND sẽ không mất giá quá 3% trong năm 2022.

Đọc thêm

Xem thêm