Thị trường hàng hóa

  • Vàng 2,007.50 +11.50 +0.58%
  • XAU/USD 1,998.53 +9.13 +0.46%
  • Bạc 25.317 +0.246 +0.98%
  • Đồng 3.8457 -0.0158 -0.41%
  • Platin 1,112.70 +6.70 +0.61%
  • Paladi 1,513.28 +4.88 +0.32%
  • Dầu Thô WTI 74.55 +0.25 +0.34%
  • Dầu Brent 78.06 +0.34 +0.44%
  • Khí Tự nhiên 2.311 +0.006 +0.26%
  • Dầu Nhiên liệu 2.3770 +0.0078 +0.33%
  • Xăng RBOB 2.5190 +0.0065 +0.26%
  • Dầu khí London 693.00 +1.62 +0.23%
  • Nhôm 2,312.00 -15.00 -0.64%
  • Kẽm 2,602.00 -43.00 -1.63%
  • Ni-ken 23,721.00 +75.00 +0.32%
  • Copper 8,492.50 -60.00 -0.70%
  • Lúa mì Hoa Kỳ 634.60 -6.40 -1.00%
  • Thóc 17.030 -0.040 -0.23%
  • Bắp Hoa Kỳ 597.00 -3.00 -0.50%
  • Đậu nành Hoa Kỳ 1,409.50 -4.50 -0.32%
  • Dầu Đậu nành Hoa Kỳ 51.78 -0.72 -1.37%
  • Khô Đậu nành Hoa Kỳ 425.55 -1.85 -0.43%
  • Cotton Hoa Kỳ loại 2 78.62 +0.26 +0.33%
  • Ca Cao Hoa Kỳ 2,947.50 -2.50 -0.08%
  • Cà phê Hoa Kỳ loại C 188.80 -2.80 -1.46%
  • Cà phê London 2,382.00 -143.00 -5.66%
  • Đường Hoa Kỳ loại 11 26.66 +0.15 +0.57%
  • Nước Cam 269.85 -10.00 -3.57%
  • Bê 174.45 +0.15 +0.09%
  • Heo nạc 78.40 +1.52 +1.98%
  • Bê đực non 233.70 +4.38 +1.91%
  • Gỗ 348.00 -15.70 -4.32%
  • Yến mạch 327.90 +0.60 +0.18%
09:00 03/01/2023

USD tăng mạnh nhất 7 năm, tiền đồng ổn định như thế nào?

Bất chấp đồng USD tăng mạnh nhất 7 năm trên thị trường thế giới, tiền đồng vẫn tương đối ổn định, đóng góp nhiều cho hoạt động xuất khẩu.

USD tăng mạnh nhất 7 năm

Trong phiên giao dịch cuối cùng của năm 2022, trên thị trường tiền tệ thế giới, chỉ số Dollar Index giảm khoảng 0,433% trong ngày xuống mức 103,530. Nguyên nhân là do thanh khoản sụt giảm trước kỳ nghỉ lễ.

Khi năm 2022 sắp kết thúc, đồng đô la đạt được tăng 7,9% so với rổ tiền tệ, mức tăng hàng năm lớn nhất trong bảy năm. Tuy nhiên, đồng đô la đã giảm mức tăng trong những tuần gần đây khi các nhà đầu dự báo về thời điểm chu kỳ tăng lãi suất của Cục Dự trữ liên bang (FED) có thể kết thúc.

FED đã tăng lãi suất tổng cộng 425 điểm cơ bản kể từ tháng 3 trong nỗ lực kiềm chế lạm phát gia tăng.

 

Đồng đô la Mỹ có đà tăng mạnh nhất 7 năm trên thị trường thế giới nhưng chỉ tăng rất nhẹ so với tiền đồng. Ảnh minh họa

Theo Reuters, dù sụt giảm trong vài tuần gần đây nhưng tính chung cả năm, đồng bạc xanh đã ghi nhận năm tăng trưởng tốt nhất kể từ năm 2015. Đồng đô la được hỗ trợ bởi việc tăng lãi suất của FED và lo ngại về sự suy giảm mạnh trong tăng trưởng toàn cầu.

Adam Button, Trưởng bộ phận phân tích tiền tệ tại ForexLive, cho biết: “Tôi nghĩ mọi người đang vật lộn với câu hỏi liệu vấn đề lớn của năm 2023 sẽ là tăng trưởng yếu hay lạm phát dai dẳng. Nếu tăng trưởng yếu, đồng đô la Mỹ sẽ giảm. Nếu lạm phát cao, thì đồng đô la Mỹ sẽ tăng giá”.

Trong phiên cuối cùng của năm 2022, đồng euro đã tăng 0,34% trong ngày lên 1,0697 đô la nhưng tính chung cả năm đồng euro với giảm 5,9%. Sự kết hợp giữa tăng trưởng yếu của khu vực đồng euro, cuộc chiến ở Ukraine và chính sách diều hâu của FED đã khiến đồng euro chịu áp lực trong năm nay.

Nỗ lực tăng 0,09% lên mức 1,2063 USD của đồng bảng Anh không bù đắp được nhiều cho sự “lao dốc” suốt năm. Tính chung cả năm 2022, đồng bảng Anh giảm 10,8% so với USD.

Đồng đô la Úc, được coi là đại diện thanh khoản cho khẩu vị rủi ro, đã tăng 0,41% trong ngày ở mức 0,681 đô la, nhưng vẫn giảm 6,4% trong cả năm 2022.

Đồng nhân dân tệ của Trung Quốc đã giảm 0,73% so với đồng đô la Mỹ xuống mức 6,9215 đô la. Nhân dân tệ đang trên đà giảm 8,7% trong năm nay, bị ảnh hưởng bởi sức mạnh của đồng đô la và suy thoái kinh tế trong nước.

Sự lạc quan về việc Trung Quốc mở cửa trở lại sau ba năm hạn chế nghiêm ngặt để chống Covid-19 đã bị giảm bớt bởi các ca nhiễm gia tăng, có nguy cơ gây ra nhiều gián đoạn kinh tế hơn.

Jan Von Gerich, nhà phân tích chính tại Nordea, cho biết việc Trung Quốc mở cửa trở lại "sẽ là một nguồn gây biến động".

Trong khi đó, lập trường cực kỳ ôn hòa của Ngân hàng Nhật Bản đã khiến đồng đô la tăng 13,7% so với đồng yên trong năm nay, ghi nhận diễn biến tồi tệ nhất của đồng yên kể từ năm 2013.

Tiền đồng ổn định

Có thể thấy, các đồng tiền lớn trên thế giới đều giảm rất mạnh so với đồng đô la Mỹ, trong đó, yên Nhật rớt giá mạnh nhất. Trong bối cảnh đó, tiền đồng giảm tương đối nhẹ, chỉ hơn 3%.

Cụ thể, trong phiên giao dịch cuối cùng của năm 2022, tỷ giá USD/VND tiếp tục suy giảm và rời xa mốc 24.000 đồng/USD.

Tại Ngân hàng TMCP Ngoại thương Việt Nam (Vietcombank), tỷ giá USD/VND được niêm yết ở mức 23.410 đồng/USD (mua vào) - 23.730 đồng/USD (bán ra), giảm 50 đồng/USD so với cuối phiên hôm trước và chỉ tăng 810 đồng/USD, tương đương 3,53% so với phiên cuối cùng của năm 2021.

Ngân hàng TMCP Đầu tư và Phát triển Việt Nam (BIDV) điều chỉnh giá USD giảm 55 đồng/USD xuống 23.420 đồng/USD - 23.700 đồng/USD so với ngày 29/12/2022 nhưng tăng 740 đồng/USD, tương đương 3,22%.

Tỷ giá tại Ngân hàng TMCP Công Thương Việt Nam (VietinBank) giao dịch ở mức 23.423 đồng/USD - 23.743 đồng/USD, tại Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn Việt Nam (Agribank) niêm yết ở mức: 23.410 đồng/USD - 23.710 đồng/USD.

Trên thị trường tự do, tỷ giá USD/VND cũng lao dốc trong phiên cuối cùng của năm 2022 và được trao đổi ở mức phổ biến là 23.692 đồng/USD - 23.772 đồng/USD. Mức giá của đồng bạc xanh trên “chợ đen” đang có xu hướng ngang bằng với thị trường ngân hàng.

Tỷ giá ổn định góp phần không nhỏ vào thành công của xuất khẩu. Năm 2022, xuất nhập khẩu hàng hóa đạt kỷ lục mới với 732,5 tỷ USD. Trong đó, Việt Nam xuất siêu 11,2 tỷ USD.

Đáng chú ý, có 36 mặt hàng đạt kim ngạch xuất khẩu trên 1 tỷ USD, chiếm 94% tổng kim ngạch xuất khẩu (có 8 mặt hàng xuất khẩu trên 10 tỷ USD, chiếm 70,1%).

Đọc thêm

Xem thêm