Thị trường hàng hóa
Đối với Apple, hãng điện thoại Mỹ đã chủ động tăng giá một số sản phẩm phụ kiện của hãng tại thị trường Việt Nam. Trong khi, các mẫu điện thoại, iPad hay Macbook thì cắt chiết khấu cho các công ty bán lẻ.
Trao đổi với phóng viên Báo Nhà báo & Công luận, ông Nguyễn Lạc Huy, đại diện chuỗi cửa hàng CellphoneS cho biết: Trước đây, rất hiếm các trường hợp các thương hiệu công nghệ điều chỉnh giá sản phẩm. Ngoại trừ các trường hợp các doanh nghiệp này chủ động giảm giá khi sản phẩm hết chu kỳ, hoặc có sản phẩm mới thay thế.
Ngay cả trong thời điểm 2017 - 2018, tỷ giá USD biến động rất mạnh, giá USD thay đổi từ 22.300 đồng lên 24.500 đồng, giá của nhiều mẫu điện thoại, laptop cũng không thay đổi.
Tuy nhiên, ở thời điểm hiện tại, khi FED liên tục tăng lãi suất lên cao, kèm theo quyết định điều chỉnh tỷ giá của Ngân hàng Nhà nước lên 5%, đã khiến giá nhiều mặt hàng tăng theo.
Ông Huy nhấn mạnh: Giá bán của các sản phẩm công nghệ như iPhone 14 hay iPad ở thị trường Mỹ không tăng giá. Nhưng khi nhập về Việt Nam, do USD đang tăng mạnh so với VND, nên người Việt Nam sẽ phải bỏ thêm tiền hơn để mua.
“Điều này có thể là nguyên nhân cho đợt điều chỉnh giá cho đại lý 1 số các Apple đã tăng 3-5% giá trị. Ngay cả các mẫu iPad Pro 11 M2 mới được ra mắt, dù giá bán tại Mỹ là 799 USD giống thế hệ cũ, nhưng giá bán tại Việt Nam đã tăng lên 5%”, ông Huy nói.
Tương tự, các nhà phân phối đã thông báo tăng giá 1 loạt sản phẩm trong hệ sinh thái “nhà táo” khác như Macbook, Apple Watch, iPad, iPen,... thêm 3% - 5% tùy sản phẩm. Đặc biệt, các phụ kiện như miếng dán màn hình, cáp sạc, củ sạc cũng đã tăng thêm 5% - 8%.
Trong khi đó, các hãng điện thoại Android như Samsung, Oppo hay Vivo không tăng giá bán tại Việt Nam, nhưng sẽ cắt giảm các chương trình khuyến mại.
Tuy nhiên, đại diện một doanh nghiệp bán lẻ khác còn tiết lộ, thực tế, các thương hiệu ngoại, hoặc các nhà phân phối đang “ép” bên bán lẻ, bằng cách cắt chiết khấu.
Ví dụ như 1 mẫu máy tính bảng có giá niêm yết tại thị trường Mỹ là 799 USD, trước đây khi nhà phân phối giao máy cho đại lý sẽ được cắt chiết khấu, còn khoảng 650 USD, nhưng nay đã tăng lên 680 USD.
“Điều này buộc các đại lý phải điều chỉnh lại giá bán. Nếu giữ nguyên giá bán trong bối cảnh bị giảm chiết khấu như hiện nay, có thể bên bán lẻ sẽ bị lỗ. Vì chi phí được chiết khấu đó sẽ được sử dụng để chi trả mặt bằng, tiền nhân viên, và rất nhiều chi phí không tên khác”, vị này nói.
ĐANG HOT
BÀI VIẾT LIÊN QUAN
Đọc thêm