Thị trường hàng hóa
Chỉ số VN-Index vẫn duy trì đà tăng trong tuần qua với kết tuần đạt 1.282,9 điểm (+1,1%). Tuy nhiên, vẫn ghi nhận điểm trừ đến từ thanh khoản, ngoại trừ phiên kết tuần có mức giao dịch xấp xỉ bình quân giao dịch 20 ngày thì 4 ngày còn lại đều thấp hơn. Cụ thể mức bình quân giao dịch của tuần qua đạt 13,3 nghìn tỷ, giảm 5,7% so với tuần trước đó.
Công ty Chứng khoán Maybank đánh giá, các thông tin sắp diễn ra trong tuần này như được giao dịch T+2,5 và kỳ nghỉ lễ dài sẽ nâng cao tâm lý chờ đợi của nhà đầu tư. Đơn vị này kỳ vọng các thông tin tích cực sắp tới như việc điều chỉnh Nghị định 153 và giao dịch lô lẻ sẽ kéo lại thanh khoản trên thị trường thời gian sau lễ.
Theo đó, áp lực bán chốt lời để hạn chế rủi ro có thể sẽ lớn hơn trong đầu tuần này, đặc biệt khi thị trường thế giới cũng có diễn biến không tích cực phiên cuối tuần rồi. Nhà đầu tư có thể giữ quan điểm thận trọng trở lại đôi chút cho các phiên giao dịch này, dù vậy cần nhấn mạnh xu hướng tăng lớn hơn của thị trường chưa thay đổi.
Theo Công ty Chứng khoán KB Việt Nam (KBSV), VN-Index nhiều khả năng sẽ tiếp tục đi ngang tích luỹ trong những phiên tới và cơ hội chinh phục ngưỡng cản gần vẫn được đánh giá cao với vùng hỗ trợ đáng lưu ý được đặt quanh 1.26x điểm. Nhà đầu tư được khuyến nghị chỉ kê mua trở lại tại các vùng hỗ trợ nhưng khống chế tỷ trọng ở mức an toàn và linh hoạt bán trading khi chỉ số tăng chạm kháng cự.
Công ty Chứng khoán MB đánh giá, dòng tiền đang quan tâm đến các nhóm cổ phiếu hàng hóa cơ bản như phân bón, hóa chất, dầu khí, thép… khi giá dầu quay lại ngưỡng 100 USD/thùng, bên cạnh đó chỉ số hàng hóa cũng bật tăng trở lại.
Bên cạnh đó, nhóm cổ phiếu ngân hàng, bất động sản khu công nghiệp, chứng khoán… cũng có thể quay trở lại đà tăng trong tuần này khi mức tập trung vốn ở các nhóm ngày đang tăng lên.
Tag
ĐANG HOT
BÀI VIẾT LIÊN QUAN
Đọc thêm