Thị trường hàng hóa

  • Vàng 2,007.50 +11.50 +0.58%
  • XAU/USD 1,998.53 +9.13 +0.46%
  • Bạc 25.317 +0.246 +0.98%
  • Đồng 3.8457 -0.0158 -0.41%
  • Platin 1,112.70 +6.70 +0.61%
  • Paladi 1,513.28 +4.88 +0.32%
  • Dầu Thô WTI 74.55 +0.25 +0.34%
  • Dầu Brent 78.06 +0.34 +0.44%
  • Khí Tự nhiên 2.311 +0.006 +0.26%
  • Dầu Nhiên liệu 2.3770 +0.0078 +0.33%
  • Xăng RBOB 2.5190 +0.0065 +0.26%
  • Dầu khí London 693.00 +1.62 +0.23%
  • Nhôm 2,312.00 -15.00 -0.64%
  • Kẽm 2,602.00 -43.00 -1.63%
  • Ni-ken 23,721.00 +75.00 +0.32%
  • Copper 8,492.50 -60.00 -0.70%
  • Lúa mì Hoa Kỳ 634.60 -6.40 -1.00%
  • Thóc 17.030 -0.040 -0.23%
  • Bắp Hoa Kỳ 597.00 -3.00 -0.50%
  • Đậu nành Hoa Kỳ 1,409.50 -4.50 -0.32%
  • Dầu Đậu nành Hoa Kỳ 51.78 -0.72 -1.37%
  • Khô Đậu nành Hoa Kỳ 425.55 -1.85 -0.43%
  • Cotton Hoa Kỳ loại 2 78.62 +0.26 +0.33%
  • Ca Cao Hoa Kỳ 2,947.50 -2.50 -0.08%
  • Cà phê Hoa Kỳ loại C 188.80 -2.80 -1.46%
  • Cà phê London 2,382.00 -143.00 -5.66%
  • Đường Hoa Kỳ loại 11 26.66 +0.15 +0.57%
  • Nước Cam 269.85 -10.00 -3.57%
  • Bê 174.45 +0.15 +0.09%
  • Heo nạc 78.40 +1.52 +1.98%
  • Bê đực non 233.70 +4.38 +1.91%
  • Gỗ 348.00 -15.70 -4.32%
  • Yến mạch 327.90 +0.60 +0.18%
16:42 24/09/2022

Thanh niên Khmer khởi nghiệp từ đam mê thiết kế trang phục truyền thống

Thạch Yêu, 23 tuổi, ngụ ấp Giữa, xã Loan Mỹ, huyện Tam Bình, tỉnh Vĩnh Long yêu thích và mong muốn khởi nghiệp từ nghề thiết kế trang phục, lễ phục truyền thống để có thu nhập ổn định, góp phần giữ gìn bản sắc văn hóa của dân tộc mình.

Xuất thân từ một gia đình khó khăn tại ấp Giữa, xã Loan Mỹ, huyện Tam Bình, nơi có đông đồng bào Khmer sinh sống, chủ yếu bằng nghề nông. Nhưng từ nhỏ, cậu bé Thạch Yêu lại có niềm đam mê với thiết kế trang phục truyền thống.

Trong khi nhóm bạn cùng trang lứa ở xóm đến trường đi học thì Thạch Yêu đi làm cho một tiệm trang phục truyền thống ở chợ xã. Từ đây, cậu đã hun đúc trong tâm trí mình rằng truyền thống dân tộc Khmer rất cần thế hệ trẻ kế thừa, gìn giữ.

Hiểu rõ hoàn cảnh khó khăn của gia đình, nên Thạch Yêu càng thêm quyết tâm theo đuổi ước mơ nhằm thay đổi cuộc sống. Năm 2018, Thạch Yêu xuất ngoại sang Campuchia để “tầm sư học đạo” về thiết kế trang phục và tổ chức lễ hội truyền thống. Sau 2 năm nỗ lực, chàng trai trẻ tích lũy được kinh nghiệm và một chút vốn để làm hành trang trở về quê nhà.

Năm 2020, với số vốn hơn 100 triệu đồng, Thạch Yêu về quê nhà ở ấp Giữa để mở một cơ sở nhỏ chuyên thiết kế, may và sản xuất trang phục, lễ phục và vật dụng lễ cúng truyền thống của dân tộc Khmer.

Theo phong tục, hàng năm người Khmer có rất nhiều ngày lễ lớn mang đậm bản sắc văn hóa dân tộc mình như Tết cổ truyền Chol Chnam Thmay, lễ Sene Dolta, lễ hội cúng trăng Ok Om Bok, lễ hội Dâng y Kathina...

Đến gặp Thạch Yêu trong những ngày giữa tháng 9 này, anh luôn bận rộn vì phải chuẩn bị đồ đạc, vật liệu … cho lễ hội Dâng y Kathina, lễ phục cho mùa lễ hội Sene Dolta, còn gọi là lễ Vu Lan.

“Trang phục cưới, lễ phục, vật dụng cúng lễ… của người Khmer rất tinh tế, từ chi tiết nhỏ nhất như đường kim, mối chỉ, cho đến các phụ kiện đi kèm. Mặc khác, cuộc sống hiện đại bây giờ đang khiến văn hóa ăn mặc truyền thống ngày càng mai một. Do đó, việc giữ gìn bản sắc văn hóa của chính dân tộc mình rất quan trọng. Đặc biệt là trong giới trẻ bây giờ”, Thạch Yêu chia sẻ.

Lễ vật cúng và hộp đựng y truyền thống của dân tộc Khmer được anh Thạch Yêu làm rất cầu kỳ, công phu.

 

Để có một bộ đồ lễ dâng y, hay một bộ đồ cưới đúng chuẩn của người Khmer, Thạch Yêu cho biết phải mất đến một năm mới hoàn thiện, bởi sau khi ra thiết kế bản vẽ, mọi vật liệu, vải, phụ kiện đều phải đặt hàng từ Campuchia mang về do trong nước không có.

“Mỗi lô phụ kiện muốn về đến Việt Nam phải mất đến 3 tháng vì phải qua công tác kiểm tra tại cửa khẩu. Sau đó phải mất vài tháng để hoàn thiện, có những công đoạn phải dùng tay, kim và chỉ để thêu chứ không thể dùng máy.

Khi thiết kế áo cưới, Thạch Yêu đều phác thảo kiểu dáng và hoa văn trên giấy cho khách lựa chọn, sau đó gửi mẫu sang Campuchia để dệt thành vải. Khi vải được vận chuyển về đến Việt Nam thì Thạch Yêu sẽ tự tay cắt may và đính hạt.

“Để làm một chiếc áo cưới Khmer hoàn chỉnh thường mất khoảng 1 năm trở lên và phải do một người thực hiện tất cả các công đoạn từ đầu đến cuối, vậy mới đảm bảo tính thống nhất giữa các chi tiết trên áo”, Thạch Yêu cho biết thêm.

Như với lễ hội Dâng y Kathina năm nay, ngoài số lượng bộ y cà sa dùng để dâng cho các vị tỳ kheo tăng nhiều, thì lượng đồ cúng khác như hộp đựng y, mâm bồng, cây bông... cũng tăng theo nên cửa hàng của Thạch Yêu luôn hoạt động hết công suất từ nhiều tháng để kịp giao cho khách.

Nhờ biết sử dụng mạng xã hội để giới thiệu, phân phối nên hàng hóa của Thạch Yêu được nhiều người biết đến. Trang phục, lễ phục do Thạch Yêu thiết kế, sản xuất được nhiều khách hàng ở các tỉnh Trà Vinh, Sóc Trăng, Bạc Liêu, Kiên Giang đặt hàng. Mỗi đơn hàng Thạch Yêu đều cố gắng làm tốt, đúng tiến độ để lấy lại vốn và có thêm thu nhập duy trì công việc thiết kế, sản xuất các trang, lễ phục truyền thống dân tộc mà mình yêu thích.

Với Thạch Yêu, làm trang phục truyền thống là một việc rất kỳ công và cần sự kiên trì, nhẫn nại, đam mê, sáng tạo. Công việc này đã giúp cho người thanh niên Khmer khởi nghiệp, tích lũy được số vốn cải thiện kinh tế gia đình, giúp bà con địa phương có thêm việc làm, thu nhập, đồng thời góp phần giữ gìn bản sắc văn hóa của chính dân tộc mình.

Đọc thêm

Xem thêm