Thị trường hàng hóa

  • Vàng 2,007.50 +11.50 +0.58%
  • XAU/USD 1,998.53 +9.13 +0.46%
  • Bạc 25.317 +0.246 +0.98%
  • Đồng 3.8457 -0.0158 -0.41%
  • Platin 1,112.70 +6.70 +0.61%
  • Paladi 1,513.28 +4.88 +0.32%
  • Dầu Thô WTI 74.55 +0.25 +0.34%
  • Dầu Brent 78.06 +0.34 +0.44%
  • Khí Tự nhiên 2.311 +0.006 +0.26%
  • Dầu Nhiên liệu 2.3770 +0.0078 +0.33%
  • Xăng RBOB 2.5190 +0.0065 +0.26%
  • Dầu khí London 693.00 +1.62 +0.23%
  • Nhôm 2,312.00 -15.00 -0.64%
  • Kẽm 2,602.00 -43.00 -1.63%
  • Ni-ken 23,721.00 +75.00 +0.32%
  • Copper 8,492.50 -60.00 -0.70%
  • Lúa mì Hoa Kỳ 634.60 -6.40 -1.00%
  • Thóc 17.030 -0.040 -0.23%
  • Bắp Hoa Kỳ 597.00 -3.00 -0.50%
  • Đậu nành Hoa Kỳ 1,409.50 -4.50 -0.32%
  • Dầu Đậu nành Hoa Kỳ 51.78 -0.72 -1.37%
  • Khô Đậu nành Hoa Kỳ 425.55 -1.85 -0.43%
  • Cotton Hoa Kỳ loại 2 78.62 +0.26 +0.33%
  • Ca Cao Hoa Kỳ 2,947.50 -2.50 -0.08%
  • Cà phê Hoa Kỳ loại C 188.80 -2.80 -1.46%
  • Cà phê London 2,382.00 -143.00 -5.66%
  • Đường Hoa Kỳ loại 11 26.66 +0.15 +0.57%
  • Nước Cam 269.85 -10.00 -3.57%
  • Bê 174.45 +0.15 +0.09%
  • Heo nạc 78.40 +1.52 +1.98%
  • Bê đực non 233.70 +4.38 +1.91%
  • Gỗ 348.00 -15.70 -4.32%
  • Yến mạch 327.90 +0.60 +0.18%
16:00 15/05/2023

‘Phi đôla hóa khiến vàng phải chạy một quãng đường dài’

Đó là tuyên bố của đồng giám đốc điều hành Bridgewater Associates, quỹ đầu cơ lớn nhất thế giới, Karen Karniol Tambour. Chia sẻ tại hội nghị Sohn, bà cho biết vàng có thể bắt đầu một giai đoạn tăng trưởng lâu dài khi xu hướng phi đôla hóa toàn cầu tiếp tục tăng.

Trước đây, vàng luôn hấp dẫn và được săn đón khi lãi suất giảm, nhưng bà Karen Karniol Tambour cho rằng giờ đây kim loại quý này còn có nhiều lợi thế hơn nữa, giúp nó có triển vọng tăng giá.

"Vàng đang bị đánh giá thấp. Loại “tài sản trú ẩn an toàn này” còn một chặng đường dài để chạy," bà tuyên bố hôm thứ Ba tại Hội nghị Sohn, theo Kitco News.

 

Ảnh minh họa: Internet.

Sức nặng của USD trong thương mại

Điều này xảy ra khi một số quốc gia tìm cách giảm sự phụ thuộc vào đồng đôla Mỹ, đồng tiền chiếm ưu thế trong thương mại quốc tế và theo truyền thống được coi là tài sản dự trữ trụ cột của các ngân hàng trung ương.

Loạt vòng trừng phạt của phương Tây đối với Nga nhằm đóng băng dự trữ ngoại tệ của nước này đã làm nổi bật những rủi ro khi sử dụng đồng đôla.

Kể từ khi chiến sự Nga-Ukraine nổ ra, nhiều quốc gia đã chuyển sang sử dụng đồng Nhân dân tệ của Trung Quốc hoặc các loại tiền tệ không phải là đồng đôla để thanh toán cho các giao dịch thương mại.

 

USD vẫn tiếp tục nhận được những lợi thế so với các đồng tiền khác. (Nguồn: Finance-monthly).

Gần đây, Iraq - một trong những quốc gia xuất khẩu dầu lớn tại khu vực - cho biết sẽ cho phép giao dịch thương mại với Trung Quốc bằng đồng Nhân dân tệ thay vì đồng USD.

Trong khi đó, các cuộc đàm phán giữa Trung Quốc và Saudi Arabia - quốc gia xuất khẩu dầu số 1 thế giới - đang được đẩy mạnh hơn bao giờ hết, để Riyadh tiến tới chấp nhận giao dịch dầu bằng đồng Nhân dân tệ.

Ngoài ra, Pakistan sẽ thanh toán hàng nghìn tấn dầu thô từ Nga bằng đồng Nhân dân tệ của Trung Quốc.

Bộ trưởng Khurram Dastgir Khan cho biết khoản thanh toán cho lô hàng đầu tiên đã được thực hiện bằng USD nhưng Pakistan rất muốn có một thỏa thuận dài hạn để có thể mua dầu thô bằng nhân dân tệ.

"Chúng tôi hy vọng rằng nếu điều này trở thành một thỏa thuận dài hạn, nó sẽ trở thành giao dịch đồng rúp và nhân dân tệ", ông chia sẻ. "Nga sẽ cung cấp dầu thô trong lô hàng thử nghiệm và rất có thể nhà máy lọc dầu Pakistan sẽ được giao nhiệm vụ tinh chế dầu thô của Nga", ông nói thêm.

Những quốc gia này không phải là cá biệt. Hiện nhiều quốc gia trên thế giới như Nga, Brazil. Argentina,... cũng đang đàm phán để sử dụng đồng Nhân dân tệ trong giao dịch thương mại, xa hơn là dự trữ ngoại hối.

Cuộc đua dự trữ vàng

Trong khi đó, lượng mua vàng của ngân hàng trung ương đã tăng vọt trong vài quý vừa qua khi họ vội vàng tích trữ vàng trong kho dự trữ của mình.

Theo một cuộc thăm dò thường niên với 83 ngân hàng trung ương đang nắm giữ 7.000 tỷ USD dự trữ ngoại hối, hơn 2/3 cho biết sẽ tăng lượng vàng nắm giữ trong 2023.

Vàng thỏi có xu hướng trở nên hấp dẫn hơn trong thời kỳ bất ổn và nhu cầu về mặt hàng này đã tăng vọt trong năm qua. Theo Hội đồng Vàng thế giới (WGC), lượng vàng các ngân hàng trung ương mua trong năm 2022 đã tăng 152%, lên mức 1.136 tấn.

 

Ảnh minh họa: Internet.

Theo Khảo sát Xu hướng quản lý dự trữ của HSBC, hầu hết nhà quản lý dự trữ đánh giá rủi ro địa chính trị là một trong những mối quan tâm lớn nhất, chỉ sau tình trạng lạm phát cao.

Ngân hàng Nhân dân Trung Quốc (PboC) đã mua 62 tấn vàng trong các tháng 11 và 12-2022, qua đó lần đầu nâng tổng dự trữ vàng thỏi lên hơn 2.000 tấn. Cùng năm, dự trữ vàng chính thức của Thổ Nhĩ Kỳ tăng từ 148 tấn lên 542 tấn. Các quốc gia ở Trung Đông và Trung Á cũng tích cực mua vàng ở cùng giai đoạn.

Karniol-Tambour cho biết hai điều trên cũng có khả năng thay đổi tâm lý của nhà đầu tư đối với vàng, cụ thể là chi phí cơ hội được coi là một tài sản không mang lại lợi tức.

Trong khi đó, với lạm phát vẫn còn tương đối cao trên khắp các thị trường toàn cầu, vàng được cho là sẽ tiếp tục thu hút các nhà đầu tư như một hàng rào chống lại sự xói mòn sức mua.

Lạm phát tiêu dùng ở Mỹ đã giảm mạnh so với mức cao 9% của tháng 6 năm ngoái. Nhưng dữ liệu CPI gần đây nhất cho tháng 4 đã đặt lạm phát ở mức 4,9%, vẫn cao hơn nhiều so với mục tiêu 2% của Cục Dự trữ Liên bang (Fed).

Karniol-Tambour cho biết: “Thực tế là lạm phát quá dễ bay hơi làm tăng khả năng bạn sẽ nhận được một phiên bản nào đó của sự kiện giảm giá trị khiến sức mua bị hạn chế".

Đọc thêm

Xem thêm