Thị trường hàng hóa
Trong môi trường công sở, giao tiếp là bắt buộc. Bạn phải làm việc trao đổi cùng đồng nghiệp, bạn tham gia họp hành và đưa ra ý kiến đóng góp, bạn tán gẫu với đồng nghiệp sau giờ làm, bạn báo cáo công việc với cấp trên… Tất cả những điều này đều đòi hỏi bạn phải giao tiếp. Vậy cần phải giao tiếp như thế nào ở nơi công sở để tạo được ấn tượng sâu với mọi người và có thể giúp mình tỏa sáng, được mọi người yêu mến, quý trọng? Dưới đây là 4 nguyên tắc vàng về kỹ năng giao tiếp ứng xử nơi công sở giúp bạn chinh phục lòng người:
Thái độ hòa nhã, khéo léo được xem là một trong những chuẩn mực trong mọi tình huống giao tiếp với cấp trên, nhất là khi bạn cần trình bày công việc hay đề xuất một ý tưởng, dù bạn có bị trách mắng hay phải lắng nghe những lời nhận xét khá nặng nề thì hãy thể hiện sự lễ phép, lịch sự, đúng mực của mình. Điều này không có nghĩa là bạn phải chịu sự ấm ức, bất công. Hãy dùng sự khéo léo đúng mực, tự tin và thẳng thắn chia sẻ vấn đề bạn đang gặp phải. Những tranh luận hợp lý để mang đến kết quả công việc tốt, bạn sẽ càng ghi điểm trong mắt cấp trên đấy.
Đi cùng với việc khéo léo ứng xử thì tôn trọng là điều bạn luôn luôn phải thể hiện khi giao tiếp với cấp trên. Chẳng vị sếp nào thích một nhân viên lúc nào cũng khinh khỉnh, thiếu tôn trọng sếp cả. Vì vậy, hãy luôn giữ thái độ hòa nhã và tôn trọng với những “ông lớn” trong công ty của bạn.
Đồng nghiệp là những người mà bạn sẽ thường xuyên tiếp xúc với họ và cùng nhau hợp tác xây dựng các dự án của công ty. Vậy nên, bạn cần thiết lập những mối quan hệ ấy trên cơ sở xây dựng và tôn trọng lẫn nhau. Tránh tình trạng xem mình “giỏi hơn đồng nghiệp” sẽ khiến bạn gặp khó khăn trong việc tìm kiếm tiếng nói chung với đồng nghiệp trong công việc. Thay vào đó, hãy xem những người đồng nghiệp của mình như những người bạn đồng hành, cùng nhau chia sẻ công việc và tận hưởng thành công.
Đối với đồng nghiệp cùng phòng ban, cùng chuyên môn, hãy luôn thể hiện sự thân thiện và vui vẻ. Đồng thời, bản thân cũng hãy luôn khiêm tốn, giúp đỡ đồng nghiệp và tôn trọng họ. Nếu không thể quá thân thiết cũng hãy giữ một thái độ hòa nhã vì họ cũng chính là những người làm việc với bạn lâu dài.
Một lãnh đạo tốt là người có thể lắng nghe và thấu hiểu những vấn đề của nhân sự mình. Khi lắng nghe một cách chú tâm, nhìn thấu sự việc và sau đó là đưa ra giải pháp thấu tình đạt lý, bạn sẽ được sự tôn trọng và cảm phục của rất nhiều người. Không những thế, việc lắng nghe một cách chân thành bạn sẽ càng hiểu được tâm tư của các bạn trẻ – các bạn cấp dưới. Từ đó rèn luyện và xây dựng tiêu chí cũng như có con mắt nhìn người chuẩn chỉnh hơn.
Bên cạnh sự lắng nghe, thấu hiểu thì việc động viên, khích lệ nhân viên cũng cực kỳ quan trọng. Có khen thưởng, có trách phạt, mọi vấn đề điều công bằng hợp lý, điều này sẽ giúp đội ngũ nhân viên của bạn thêm động lực để cống hiến.
Một số chủ đề được coi là chuyện nhạy cảm mà dân văn phòng không nên đề cập tới để tránh gây mất thiện cảm nơi công sở bao gồm:
Tôn giáo và Chính trị: Không thảo luận sâu về niềm tin tôn giáo, chính trị của bạn cũng như nuôi trong mình quan điểm tiêu cực về các tôn giáo, chính trị đối lập. Hãy tôn trọng đồng nghiệp của bạn cho dù họ có những suy nghĩ trái chiều với đức tin hay quan điểm của bạn. Quan trọng hơn, chẳng ai muốn nghe giảng đạo về tôn giáo, chính trị trong lúc làm việc cả, bởi hai chủ đề này có khả năng gây rạn nứt tình cảm của không chỉ đồng nghiệp mà còn gia đình và bạn bè nữa.
Đời sống cá nhân: Thảo luận về những vấn đề bạn đang gặp phải với các thành viên trong gia đình có thể khiến đồng nghiệp lẫn sếp của bạn đắn đo liệu bạn có đang bị xao nhãng không? Có thể chúng chẳng ảnh hưởng mấy đến bạn, nhưng họ không nghĩ vậy đâu.
Sự nghiệp tương lai: Không có gì sai khi coi công việc hiện tại là bước đệm để tiến tới những điều to lớn và tốt đẹp hơn. Tuy nhiên thì bạn nên giữ những suy nghĩ đó cho riêng mình. Đừng nói về tham vọng của mình với bất cứ ai, đặc biệt khi giao tiếp ứng xử ở môi trường công sở. Sếp hoàn toàn có lý do để cân nhắc thái độ trung thành của bạn khi họ biết được chuyện này.
Thời gian bạn ở văn phòng với đồng nghiệp có khi còn nhiều hơn thời gian bạn ở nhà với người thân. Vậy nên hãy giao tiếp, ứng xử thật khéo léo để tạo cảm giác thoải mái cho chính mình và tăng hiệu quả cho cồng việc. Với những gợi ý trên đây, hi vọng bạn sẽ có những mối quan hệ tốt đẹp trong môi trường công sở của mình.
ĐANG HOT
BÀI VIẾT LIÊN QUAN
Đọc thêm