Thị trường hàng hóa

  • Vàng 2,007.50 +11.50 +0.58%
  • XAU/USD 1,998.53 +9.13 +0.46%
  • Bạc 25.317 +0.246 +0.98%
  • Đồng 3.8457 -0.0158 -0.41%
  • Platin 1,112.70 +6.70 +0.61%
  • Paladi 1,513.28 +4.88 +0.32%
  • Dầu Thô WTI 74.55 +0.25 +0.34%
  • Dầu Brent 78.06 +0.34 +0.44%
  • Khí Tự nhiên 2.311 +0.006 +0.26%
  • Dầu Nhiên liệu 2.3770 +0.0078 +0.33%
  • Xăng RBOB 2.5190 +0.0065 +0.26%
  • Dầu khí London 693.00 +1.62 +0.23%
  • Nhôm 2,312.00 -15.00 -0.64%
  • Kẽm 2,602.00 -43.00 -1.63%
  • Ni-ken 23,721.00 +75.00 +0.32%
  • Copper 8,492.50 -60.00 -0.70%
  • Lúa mì Hoa Kỳ 634.60 -6.40 -1.00%
  • Thóc 17.030 -0.040 -0.23%
  • Bắp Hoa Kỳ 597.00 -3.00 -0.50%
  • Đậu nành Hoa Kỳ 1,409.50 -4.50 -0.32%
  • Dầu Đậu nành Hoa Kỳ 51.78 -0.72 -1.37%
  • Khô Đậu nành Hoa Kỳ 425.55 -1.85 -0.43%
  • Cotton Hoa Kỳ loại 2 78.62 +0.26 +0.33%
  • Ca Cao Hoa Kỳ 2,947.50 -2.50 -0.08%
  • Cà phê Hoa Kỳ loại C 188.80 -2.80 -1.46%
  • Cà phê London 2,382.00 -143.00 -5.66%
  • Đường Hoa Kỳ loại 11 26.66 +0.15 +0.57%
  • Nước Cam 269.85 -10.00 -3.57%
  • Bê 174.45 +0.15 +0.09%
  • Heo nạc 78.40 +1.52 +1.98%
  • Bê đực non 233.70 +4.38 +1.91%
  • Gỗ 348.00 -15.70 -4.32%
  • Yến mạch 327.90 +0.60 +0.18%
08:00 05/09/2022

Lý do cuộc đua lãi suất vẫn “dậy sóng” dù lạm phát có tín hiệu hạ nhiệt

Theo các chuyên gia, các thị trường hàng hóa chủ chốt “hạ nhiệt” là dấu hiệu cho thấy tình hình lạm phát đang tạm thời lắng xuống. Tuy nhiên, điều đó không có nghĩa là thế giới sớm quay trở lại với thời kỳ lạm phát thấp và các lộ trình thắt chặt chính sách tiền tệ sẽ được kết thúc.

Vài tuần gần đây, giá các nguyên liệu thô chính như dầu mỏ và lúa mì đã hạ nhiệt khiến tạo giá hàng hóa chế tạo và thực phẩm giảm. Không chỉ vậy, chi phí vận chuyển cũng giảm do chuỗi cung ứng đang dần hồi phục, đà tăng giá từng coi là “kinh hoàng” trước đó cũng đã phần nào dịu lại. 

Sau khi trải qua cú sốc về giá tồi tệ nhất trong nhiều thập kỷ, tốc độ phục hồi của các nền kinh tế sẽ phục hồi theo cách phân nhánh, khu vực châu Âu vẫn đặc biệt khó khăn. Các nhà phân tích của Ngân hàng JPMorgan Chase ước tính rằng lạm phát giá tiêu dùng sẽ giảm xuống mức 5,1% trong nửa cuối năm nay, chỉ bằng một nửa so với mức được ghi nhận trong sáu tháng đầu năm 2022.

Ảnh minh hoạ 

Bruce Kasman, chuyên gia kinh tế trưởng của JPMorgan Chase, nhận xét, cơn sốt lạm phát đang hạ nhiệt. Tuy nhiên, thế giới vẫn chưa thể quay trở lại với thời kỳ lạm phát thấp được ghi nhận trước khi xảy ra cú sốc kép COVID-19 và cuộc xung đột ở Ukraine. Đồng thời, xu hướng thắt chặt tiền tệ của Ngân hàng Trung ương (NHTW) cũng sẽ không kết thúc sớm.

Khi cú sốc xảy ra, các NHTW lớn trên toàn cầu đã bắt đầu sử dụng biện pháp nâng lãi suất để nhằm kìm tốc độ lạm phát phi mã. Trong tháng 9, Cục Dự trữ liên bang Mỹ (Fed), Ngân hàng Trung ương châu Âu (ECB) và Ngân hàng Trung ương Anh (BoE) đều dự kiến sẽ tăng lãi suất thêm một lần nữa.  

Tại hội nghị Jackson Hole diễn ra cuối tuần trước, Chủ tịch Fed Jerome Powell dường như ra tín hiệu về việc tăng lãi suất thêm 75 điểm cơ bản. Ông nói với lãnh đạo các NHTW khác rằng, dù gần đây lạm phát của Mỹ đang giảm xuống, nhưng mức giảm này quá thấp so với những gì mà các nhà hoạch định chính sách muốn nhìn thấy.

Trong khi đó, Isabel Schnabel, thành viên ban điều hành của ECB, cũng khẳng định các NHTW cần tiếp tục hành động mạnh mẽ. Một số NHTW đã nhanh chân hơn Fed trong việc tăng lãi suất để có thể tận dụng lợi thế áp lực giá cả suy giảm để tạm ngừng thắt chặt chính sách tiền tệ.

Khu vực châu Âu, nơi có chi phí sinh hoạt tăng cao đã khiến các chính trị gia cũng như các giới chức các NHTW lo ngại. Tại đây, giá khí đốt tự nhiên đã cao hơn 7 lần so với thời điểm một năm trước, gây ra tình trạng khẩn cấp về một cuộc khủng hoảng năng lượng. 

Lạm phát ở Khu vực sử dụng đồng euro (Eurozone) cũng được dự báo sẽ tăng nhanh hơn mức kỷ lục 8,9% vào tháng 7. Ở chiều ngược lại, các nhà kinh tế của JPMorgan cho biết, Mỹ sẽ trải qua đợt trượt giá lạm phát nhanh nhất trong số các nền kinh tế phát triển, một phần nhờ vào sức mạnh của đồng USD. Tuy nhiên, điều đó sẽ không ngăn được Fed tiếp tục hành trình thắt chặt chính sách của mình. 

Sự tăng giá hàng hóa trước đó đã phản ánh một thực tế là “túi tiền” của các hộ gia đình châu Âu đang ngày càng vơi đi trong lúc một loạt các nền kinh tế trên toàn thế giới rơi vào trạng thái trì trệ. Phần lớn các nền kinh tế châu Âu dự kiến sẽ rơi vào suy thoái trong thời gian tới do cuộc khủng hoảng năng lượng được cho là sẽ kéo dài suốt mùa Đông. 

Ảnh minh hoạ 

Trung Quốc cũng đang gặp khó khăn bởi chính sách “Zero Covid” và các bê bối từ thị trường bất động sản đang tác động lan tỏa đến lĩnh vực hàng hóa. Mặc dù vậy, ngay cả khi rủi ro suy thoái gia tăng, các chuyên gia cho rằng nhiều NHTW sẽ không sớm từ bỏ ý định thắt chặt trong tương lai gần. 

Thị trường đầu tư dự báo, vào đầu năm tới, Fed sẽ tăng lãi suất lên 3,75%, ECB sẽ tăng lên 1,75% và của Vương quốc Anh là 4%. John Flahive, người đứng đầu bộ phận đầu tư tại cơ quan quản lý tài sản BNY Mellon Wealth Management, nhận định, lạm phát thực sự là một vấn đề lớn và hiện vẫn vượt xa mục tiêu của các NHTW. Họ không muốn mắc sai lầm khi điều chỉnh giảm lãi suất và chứng kiến lạm phát tăng trở lại. 

Thêm vào đó, giá hàng hoá giảm nhưng nhu cầu nhập khẩu tăng chậm lại trên toàn cầu. Theo các nhà kinh tế tại ngân hàng Morgan Stanley, mức tăng nhập khẩu của các nền kinh tế lớn sau khi điều chỉnh theo lạm phát đang giảm, trong khi xuất khẩu từ châu Á, công xưởng của thế giới cũng bắt đầu suy yếu.

Tỷ lệ vận chuyển ngắn hạn đang giảm, các công ty thậm chí bắt đầu than vãn về lượng hàng tồn kho tăng lên. Tuy nhiên, các nhà kinh tế lo ngại, ngay cả khi giá hàng hóa tăng chậm lại, vẫn có rủi ro rằng hoạt động chi tiêu sau giai đoạn đại dịch sẽ đẩy giá các dịch vụ như đi xem phim hoặc ở khách sạn lên cao.

Ảnh minh hoạ 

Xu hướng này có thể kéo dài. Điều đó có thể gây áp lực đối với lạm phát vào năm 2023 và “thậm chí có thể xa hơn nữa”. Bên cạnh đó, xu hướng tiền lương tăng cao cũng có thể khiến lạm phát kéo dài hơn. Chi phí nhân công cho đến nay vẫn là khoản chi phí lớn nhất đối với nhiều doanh nghiệp, đặc biệt là trong các ngành dịch vụ. 

Với thị trường việc làm ở Mỹ và châu Âu vẫn còn đang bị thắt chặt, các công ty đang buộc phải tăng lương để giữ chân người lao động. Để duy trì lợi nhuận, những công ty này sau đó sẽ phải chuyển chi phí tiền lương cao hơn sang người tiêu dùng. 

Chuyên gia kinh tế học Dario Perkins của công ty tư vấn dự báo kinh tế vĩ mô TS Lombard, cho rằng, tất cả những yếu tố này có thể tạo ra một “siêu vòng quay vĩ mô” mới. Theo chuyên gia này, các ngân hàng trung ương có thể cố gắng ngăn chặn điều này, ngay cả khi cái giá phải trả là suy thoái kinh tế, nhưng họ sẽ không thể cản trở sự thay đổi về mặt cơ cấu.

 

Đọc thêm

Xem thêm