Thị trường hàng hóa

  • Vàng 2,007.50 +11.50 +0.58%
  • XAU/USD 1,998.53 +9.13 +0.46%
  • Bạc 25.317 +0.246 +0.98%
  • Đồng 3.8457 -0.0158 -0.41%
  • Platin 1,112.70 +6.70 +0.61%
  • Paladi 1,513.28 +4.88 +0.32%
  • Dầu Thô WTI 74.55 +0.25 +0.34%
  • Dầu Brent 78.06 +0.34 +0.44%
  • Khí Tự nhiên 2.311 +0.006 +0.26%
  • Dầu Nhiên liệu 2.3770 +0.0078 +0.33%
  • Xăng RBOB 2.5190 +0.0065 +0.26%
  • Dầu khí London 693.00 +1.62 +0.23%
  • Nhôm 2,312.00 -15.00 -0.64%
  • Kẽm 2,602.00 -43.00 -1.63%
  • Ni-ken 23,721.00 +75.00 +0.32%
  • Copper 8,492.50 -60.00 -0.70%
  • Lúa mì Hoa Kỳ 634.60 -6.40 -1.00%
  • Thóc 17.030 -0.040 -0.23%
  • Bắp Hoa Kỳ 597.00 -3.00 -0.50%
  • Đậu nành Hoa Kỳ 1,409.50 -4.50 -0.32%
  • Dầu Đậu nành Hoa Kỳ 51.78 -0.72 -1.37%
  • Khô Đậu nành Hoa Kỳ 425.55 -1.85 -0.43%
  • Cotton Hoa Kỳ loại 2 78.62 +0.26 +0.33%
  • Ca Cao Hoa Kỳ 2,947.50 -2.50 -0.08%
  • Cà phê Hoa Kỳ loại C 188.80 -2.80 -1.46%
  • Cà phê London 2,382.00 -143.00 -5.66%
  • Đường Hoa Kỳ loại 11 26.66 +0.15 +0.57%
  • Nước Cam 269.85 -10.00 -3.57%
  • Bê 174.45 +0.15 +0.09%
  • Heo nạc 78.40 +1.52 +1.98%
  • Bê đực non 233.70 +4.38 +1.91%
  • Gỗ 348.00 -15.70 -4.32%
  • Yến mạch 327.90 +0.60 +0.18%
15:25 29/06/2022

Lạm phát năm 2022 có nguy cơ vượt mức 4%

Trước những ảnh hưởng đến từ lạm phát chuỗi cung ứng thế giới và tổng cầu trong nước tăng đột biến, lạm phát Việt Nam khó kiểm soát dưới 4%. Theo Nguyên Tổng cục trưởng Tổng cục Thống kê Nguyễn Bích Lâm, lạm phát của Việt Nam năm 2022 dự kiến trong khoảng 4 - 4,5%.

Giá năng lượng, thực phẩm leo thang khiến lạm phát đang tăng cao ở nhiều nền kinh tế trong bối cảnh đại dịch và các cuộc xung đột địa chính trị. Theo báo cáo từ Ngân hàng Thanh toán Quốc tế, tại khu vực Mỹ - Âu, 60% các quốc gia có tỷ lệ lạm phát hàng năm trên 5%. Đây là tỷ lệ lớn nhất kể từ những năm 1980 và là một vấn đề nghiêm trọng đối với các ngân hàng trung ương, gấp 2 lần mục tiêu lạm phát ở mức 2% đã đặt ra.  

Theo đó, chỉ số giá tiêu dùng (CPI) tháng 5 của Mỹ đã tăng 8,6% so với năm trước. Việc Cục Dự trữ Liên bang Mỹ (Fed) mạnh tay nâng lãi suất thêm 0,75 điểm phần trăm càng khiến vấn đề trở nên tồi tệ hơn.

Lạm phát liên tục lập đỉnh khiến Chính phủ quyết định tăng thu nhập trung bình hàng giờ của người dân. Tuy nhiên, theo ước tính trung bình người tiêu dùng phải chi thêm khoảng 460 USD/tháng để mua các loại hàng hóa và dịch vụ như ngày trước do đó dù điều chỉnh lương theo lạm phát thì thu nhập của người dân vẫn giảm.

Ở Anh, lạm phát đang ở mức cao nhất trong ba thập kỷ. Mới đây, văn phòng Thống kê Quốc gia Anh công bố chỉ số giá tiêu dùng hiện ở mức 7%, mức cao nhất trong 30 năm và gấp 10 lần so với cùng kỳ năm ngoái.  

Hiện nay, CPI tại Việt Nam đang ở mức 2,2%. Nguyên Tổng cục trưởng Tổng cục Thống kê Nguyễn Bích Lâm cho biết lạm phát của Việt Nam năm 2022 dự kiến trong khoảng 4 - 4,5% và năm 2023, có thể nằm trong khoảng từ 5-5,5%. 

Lạm phát năm 2022 có nguy cơ vượt mức 4%
Lạm phát năm 2022 có nguy cơ vượt mức 4%

Cụ thể, bình quân 5 tháng đầu năm 2022, chỉ số giá tiêu dùng (CPI) tăng 2,25% so với cùng kỳ năm trước, cao hơn mức tăng 1,29% của 5 tháng đầu năm 2021, nhưng thấp hơn mức tăng của 5 tháng đầu năm 2017-20201, lạm phát cơ bản tăng 1,1%. Trong đó các nhóm hàng hóa và dịch vụ tiêu dùng chính tăng vọt so với tháng trước. 

Nguyên Tổng cục trưởng Tổng cục Thống kê cho rằng có 3 nhóm yếu tố chính gây áp lực lên lạm phát đối với nền kinh tế Việt Nam trong thời gian tới. Nhóm yếu tố đầu tiên là lạm phát chuỗi cung ứng, yếu tố này tạo áp lực lớn nhất đến lạm phát của nền kinh tế trong thời gian tới.

Bởi kinh tế nước ta có độ mở lớn, sản xuất phụ thuộc nhiều vào nguyên, vật liệu nhập khẩu từ bên ngoài, với tỷ lệ 37% chi phí nguyên vật liệu nhập khẩu trong tổng chi phí nguyên vật liệu của toàn nền kinh tế. Tỷ lệ này trong ngành công nghiệp chế biến, chế tạo (ngành có vai trò là động lực tăng trưởng chủ yếu của nền kinh tế) chiếm 50,98%. 

Nhóm yếu tố thứ hai là giá nguyên, nhiên vật liệu tăng cao. Ông Lâm cho rằng, xăng dầu là mặt hàng chiến lược, quan trọng, chiếm 3,52% trong tổng chi phí sản xuất của toàn bộ nền kinh tế, chiếm 1,5% trong tổng chi tiêu dùng của hộ gia đình.

Khi giá xăng dầu trong nước tăng 10% sẽ làm cho lạm phát tăng 0,36%. Đặc biệt, xăng dầu sản xuất trong nước chỉ chiếm từ 70 - 75% tổng nguồn cung xăng dầu cả nước; sản xuất xăng dầu trong nước phụ thuộc khá lớn vào nhập khẩu dầu thô, biến động giá xăng dầu trong nước phụ thuộc vào biến động giá xăng dầu thế giới.

Đồng thời, giá nguyên vật liệu, kim loại công nghiệp, phân bón, thức ăn chăn nuôi, giá lương thực thế giới tăng cao, vượt dự báo của nhiều tổ chức tài chính và kinh doanh hàng hóa quốc tế. Trong khi đó, sản xuất trong nước phụ thuộc phần lớn vào nguyên, nhiên vật liệu nhập khẩu. 

Nhóm yếu tố thứ ba là tổng cầu tăng đột biến trong bối cảnh đứt gãy chuỗi cung ứng. Chính phủ đang chỉ đạo khẩn trương triển khai thực hiện trong hai năm 2022 - 2023 Chương trình Phục hồi và phát triển kinh tế - xã hội với quy mô 350.000 tỷ đồng, cùng với các gói hỗ trợ của năm 2021 đang thẩm thấu vào mọi lĩnh vực của nền kinh tế sẽ làm cho tổng cầu tăng đột biến, nhu cầu tiêu dùng hàng hóa và dịch vụ tăng mạnh sau thời gian dài chịu ảnh hưởng của đại dịch là áp lực lớn lên lạm phát trong năm 2022 và 2023. 

Theo TS Trần Toàn Thắng, Trưởng ban Dự báo kinh tế ngành và doanh nghiệp Trung tâm Thông tin và dự báo kinh tế xã hội quốc gia, khả năng "nhập khẩu" lạm phát là hiển nhiên trong bối cảnh tắc nghẽn các chuỗi cung ứng, giá năng lượng tăng khiến chi phí vận chuyển tăng... Từ giữa năm đến quý III sẽ là thời điểm căng thẳng của lạm phát vì ảnh hưởng từ lạm phát chung của thế giới cũng như tính lan tỏa của nó đến kinh tế Việt Nam.

Đọc thêm

Xem thêm