Thị trường hàng hóa

  • Vàng 2,007.50 +11.50 +0.58%
  • XAU/USD 1,998.53 +9.13 +0.46%
  • Bạc 25.317 +0.246 +0.98%
  • Đồng 3.8457 -0.0158 -0.41%
  • Platin 1,112.70 +6.70 +0.61%
  • Paladi 1,513.28 +4.88 +0.32%
  • Dầu Thô WTI 74.55 +0.25 +0.34%
  • Dầu Brent 78.06 +0.34 +0.44%
  • Khí Tự nhiên 2.311 +0.006 +0.26%
  • Dầu Nhiên liệu 2.3770 +0.0078 +0.33%
  • Xăng RBOB 2.5190 +0.0065 +0.26%
  • Dầu khí London 693.00 +1.62 +0.23%
  • Nhôm 2,312.00 -15.00 -0.64%
  • Kẽm 2,602.00 -43.00 -1.63%
  • Ni-ken 23,721.00 +75.00 +0.32%
  • Copper 8,492.50 -60.00 -0.70%
  • Lúa mì Hoa Kỳ 634.60 -6.40 -1.00%
  • Thóc 17.030 -0.040 -0.23%
  • Bắp Hoa Kỳ 597.00 -3.00 -0.50%
  • Đậu nành Hoa Kỳ 1,409.50 -4.50 -0.32%
  • Dầu Đậu nành Hoa Kỳ 51.78 -0.72 -1.37%
  • Khô Đậu nành Hoa Kỳ 425.55 -1.85 -0.43%
  • Cotton Hoa Kỳ loại 2 78.62 +0.26 +0.33%
  • Ca Cao Hoa Kỳ 2,947.50 -2.50 -0.08%
  • Cà phê Hoa Kỳ loại C 188.80 -2.80 -1.46%
  • Cà phê London 2,382.00 -143.00 -5.66%
  • Đường Hoa Kỳ loại 11 26.66 +0.15 +0.57%
  • Nước Cam 269.85 -10.00 -3.57%
  • Bê 174.45 +0.15 +0.09%
  • Heo nạc 78.40 +1.52 +1.98%
  • Bê đực non 233.70 +4.38 +1.91%
  • Gỗ 348.00 -15.70 -4.32%
  • Yến mạch 327.90 +0.60 +0.18%
18:30 26/01/2023

Giữa Covid-19, ngành dược “ăn dày” lợi nhuận

Giữa đại dịch Covid-19, nhiều đại diện ngành dược ghi nhận lợi nhuận bứt phá. Tuy nhiên, đáng chú ý ở chỗ thành tựu này không đến từ doanh thu tăng đột biến mà lại đến từ mức chênh giữa giá vốn và giá bán cao.

Ngành dược sớm được kỳ vọng

Ngay từ khi đại dịch Covid-19 xuất hiện, đa số các ngành kinh tế đều chịu ảnh hưởng tiêu cực. Giữa bối cảnh đó, có hai ngành “ngược sóng” ngay từ đầu. Đó là bất động sản công nghiệp và dược phẩm.

Bất động sản công nghiệp “vượt bão” thành công nhờ hoạt động dịch chuyển khỏi Trung Quốc của các “gã khổng lồ” FDI sau khi cuộc chiến thương mại Mỹ - Trung nổ ra. Bên cạnh đó, việc Việt Nam kiểm soát tốt dịch cũng góp phần giúp đất nước ta trở thành điểm đến của “đại bang”.

Trong khi đó, ngành dược hưởng lợi nhờ nhu cầu thuốc và vật tư y tế tăng vọt. Chính vì vậy, cổ phiếu dược phẩm liên tục được các công ty chứng khoán đánh giá cao.

Doanh nghiệp ngành dược nô nức công bố lợi nhuận năm 2022 lập kỷ lục mới. Ảnh minh họa

Ngay từ đầu năm 2022, theo khảo sát của Vietnam Report, triển vọng tăng trưởng của ngành dược năm 2022 cho tín hiệu tích cực hơn so với năm 2021. Có 62,5% các chuyên gia và doanh nghiệp được khảo sát kỳ vọng năm 2022 sẽ khả quan hơn, trong khi 12,50% dự đoán sẽ tăng trưởng mạnh mẽ. Chỉ có 6,25% trong số đó cho rằng tăng trưởng năm 2022 sẽ thấp hơn một chút so với năm 2021.

Trong khi đó, công ty chứng khoán SSI đã đưa ra dự báo lạc quan cho năm 2022. Theo đó, nhu cầu dược phẩm tiếp tục tăng đến cuối năm 2022 khi doanh thu ở kênh bệnh viện phục hồi mạnh: Trong nửa cuối năm 2022, với mức nền tăng trưởng thấp trong năm 2021 do đợt bùng phát dịch Covid lần thứ 4, SSI kỳ vọng doanh thu dược phẩm tại kênh bệnh viện sẽ có sự phục hồi mạnh, đặc biệt là ở các tỉnh phía Nam, giúp tăng trưởngdoanh thu toàn ngành đạt khoảng 13% so với cùng kỳ trong nửa cuối năm 2022 và 11% so với cùng kỳ đối với cả năm 2022, phục hồi gần về mức doanh thu trước Covid.

Lập kỷ lục lợi nhuận

Hiện tại, bức tranh tổng thể ngành dược chưa được rõ nét. Tuy nhiên, với số liệu của một số công ty đầu tiên công bố báo cáo tài chính quý 4/2022 có thể thấy lợi nhuận của ngành vượt trội so với dự báo.

Được xem là một trong những anh cả của ngành dược, Công ty cổ phần Dược Hậu Giang (DHG) đã ghi nhận lợi nhuận bứt tốc mạnh. Lợi nhuận sau thuế quý 4/2022 của Dược Hậu Giang lên đến 236 tỷ đồng, tăng 66 tỷ đồng, tương đương 38,85% so với quý 4/2021; lũy cả năm đạt 988 tỷ đồng, tăng 211 tỷ đồng, tương đương 27,2% so với năm 2021.

Năm 2022 DHG đã hoàn thành vượt các chỉ tiêu mà ĐHĐCĐ giao. Trong đó, công ty đã hoàn thành 111% kế hoạch doanh thu thuần và 129% kế hoạch lợi nhuận trước thuế.

Công ty cổ phần Dược phẩm Phong Phú (PPP) cũng ghi nhận lãi ròng đi lên mạnh mẽ. Quý 4/2022, lợi nhuận sau thuế của công ty giảm nhẹ nhưng tính chung cả năm, chỉ tiêu này vẫn tăng 3,7 tỷ đồng, tương đương 21,9% lên 20,6 tỷ đồng.

Công ty cổ phần Dược phẩm OPC có tốc độ tăng trưởng chậm hơn khi lợi nhuận sau thuế năm 2022 “chỉ” tăng từ 123 tỷ đồng lên 142 tỷ đồng.

Lợi nhuận sau thuế năm 2022 của Công ty cổ phần Dược phẩm Trung ương 3 (DP3) tăng từ 92,9 tỷ đồng lên 109 tỷ đồng; Công ty cổ phần Dược phẩm Imexpharm tăng từ 189 tỷ đồng lên 234 tỷ đồng; Công ty cổ phần Xuất nhập khẩu Y tế Domesco tăng từ 159 tỷ đồng lên 200 tỷ đồng; Công ty cổ phần Dược phẩm Hà Tây tăng từ 71,4 tỷ đồng lên 99 tỷ đồng.

Có thể thấy, các doanh nghiệp kể trên đều lập kỷ lục về lợi nhuận trong năm 2022.

“Ăn dày” lợi nhuận

Dược phẩm Hậu Giang đã giải trình nguyên nhân khiến doanh thu và lợi nhuận của công ty cải thiện mạnh trong năm 2022.

Cụ thể, nguyên nhân của doanh thu tăng tại DHG là do nhu cầu tiêu thụ thuốc tăng cao, đặc biệt là các sản phẩm kháng sinh và các sản phẩm phòng bệnh, tăng cường hệ miễn dịch; Chủ động tăng dự trữ nguyên liệu, thành phẩm đáp ứng nhu cầu thị trường; Tổ chức chặt chẽ hệ thống phân phối và kết nối tốt với khách hàng.

Nguyên nhân lợi nhuận tăng của DHG là: Kiểm soát tốt chi phí, công nợ và dòng tiền; tăng sản lượng, tồn kho nguyên liệu/thành phẩm giá thấp (ít chịu tác động tăng giá và tăng tỷ giá) nên lãi gộp được cải thiện đáng kể; tăng năng suất lao động và hiệu quả đầu tư.

Tuy nhiên, các dữ liệu tài chính cho thấy Dược Hậu Giang tăng doanh thu thì ít mà tăng lợi nhuận thì nhiều. Trong khi lợi nhuận tăng tới 38,85% trong quý 4/2022 và 27,2% trong năm 2022 thì doanh thu quý 4/2022 tăng 21,6% và cả năm 2022 chỉ tăng 16,8%.

Doanh nghiệp “ăn dày” lợi nhuận ở chỗ giữa đại dịch Covid-19, tỷ suất lợi nhuận sau thuế/doanh thu của công ty tăng vọt. Tỷ lệ này là 14,3% trong năm 2019, sau đó tăng nhanh tới 21,1% trong năm 2022.

Tại Dược phẩm Phong Phú, 3 năm sau Covid-19, doanh thu thậm chí giảm nhẹ từ 152 tỷ đồng (năm 2019) xuống 151 tỷ đồng (năm 2022) nhưng lợi nhuận lại tăng đáng kể từ 12,1 tỷ đồng lên 20,6 tỷ đồng. Điều đó có nghĩa tỷ lệ lợi nhuận sau thuế/doanh thu tăng từ 8% lên 13,6%.

Tại Imexpharm, tỷ lệ này tăng chậm hơn, từ 11,3% (năm 2019) lên 14% (năm 2022).

Domesco là trường hợp đặc biệt khi tỷ lệ này giảm từ 15,2% xuống 12,6%.

BÀI VIẾT LIÊN QUAN

Đọc thêm

Xem thêm