Thị trường hàng hóa
Giá dầu thế giới được ghi nhận vào phiên giao dịch sáng sớm 23/8 (theo giờ Việt Nam) cụ thể là: Dầu thô WTI của Mỹ tăng 0,85 USD, tăng lên mức 90,65 USD/thùng. Giá dầu Brent tăng 0,88 USD, tăng lên mức 96,53 USD/thùng.
Tuy giá xăng dầu đang dần trở về mức cũ nhưng đã chạm mức thấp nhất khi đặt trong phép so sánh với mức 6 tháng gần đây. Theo các nhà quan sát, giá giảm do lo ngại về nhu cầu nhiên liệu chậm lại ở Trung Quốc, nước nhập khẩu dầu lớn nhất thế giới, một phần do sự suy giảm nguồn điện ở phía tây nam do đợt nắng nóng gây ra.
“Tỉnh Tứ Xuyên sẽ gia hạn các hộ tiêu thụ điện công nghiệp cho đến ngày 25/8 vì tỉnh này đang cố gắng đối phó với sản lượng thủy điện đang suy giảm và nhu cầu điện gia dụng tăng cao” - dịch vụ tin tức tài chính Caixin cho biết.
Trong một diễn biến khác, đường ống xuất khẩu dầu của Kazakhstan qua Nga đến các thị trường toàn cầu đã bị ảnh hưởng bởi thiết bị bị hư hỏng, cụ thể ở “điểm gắn của ống bọc dưới nước với các thùng chứa nổi”.
CPC - công ty vận chuyển dầu từ Kazakhstan qua Nga đến các thị trường toàn cầu và xử lý khoảng 1% lượng dầu toàn cầu, cho biết, xuất khẩu từ hai trong ba điểm neo đậu của họ tại một nhà ga ở Biển Đen đã bị đình chỉ.
Sự gián đoạn của CPC trong năm nay đã khiến một số nhà sản xuất dầu phải thương lượng về các tuyến đường cung cấp thay thế.
Nguồn cung khí đốt của Nga cho châu Âu giảm khoảng 75% so với cùng kỳ năm ngoái, khi công ty xuất khẩu Gazprom tuần trước thông báo bảo dưỡng đột xuất đường ống Nord Stream 1, chạy dưới Biển Baltic tới Đức.
Các nguồn tin cho biết, trong tháng 7, OPEC+ đã sản xuất 2,892 triệu thùng dầu mỗi ngày (bpd) và con số này thấp hơn mục tiêu 2,9 triệu thùng mỗi ngày. Lí do được đưa ra là do các lệnh trừng phạt đối với một số thành viên và nguồn đầu tư từ các thành viên khác không mấy khả quan đã cản trở khả năng tăng sản lượng của tổ chức này.
OPEC+ đã đồng ý tăng sản lượng thêm 648.000 thùng/ngày trong tháng 7 và 8, khi trước đó họ cắt giảm hoàn toàn xấp xỉ 10 triệu thùng/ngày được thực hiện vào tháng 5 năm 2020 để chống lại đại dịch COVID-19.
Tổ chức này cũng đồng ý tăng mục tiêu sản xuất thêm 100.000 thùng/ngày trong tháng 9 trước áp lực từ những nhà tiêu thụ lớn bao gồm Hoa Kỳ - những người có mong muốn hạ nhiệt giá.
Dữ liệu của OPEC cho thấy, mức tăng 100.000 thùng/ngày sẽ là một trong những mức nhỏ nhất kể từ khi hạn ngạch của OPEC được đưa ra vào năm 1982.
Trong khi đó, Nhà Trắng cho biết, các nhà lãnh đạo của Hoa Kỳ, Anh, Pháp và Đức đã thảo luận về các nỗ lực để khôi phục thỏa thuận hạt nhân Iran 2015 vào ngày 21/8. Một quan chức cấp cao của chính quyền Mỹ đã tiết lộ với hãng tin CNN rằng, Iran đã chính thức từ bỏ “giới hạn đỏ” và đây là điểm mấu chốt quan trọng trong nỗ lực hồi sinh thỏa thuận hạt nhân Iran.
Tuy nhiên, Nhà Trắng không cung cấp thêm chi tiết nào về phần Trung Đông của cuộc thảo luận giữa Tổng thống Mỹ Joe Biden, Thủ tướng Anh Boris Johnson, Tổng thống Pháp Emmanuel Macron và Thủ tướng Đức Olaf Scholz.
Trong kỳ điều hành giá xăng dầu chiều nay 22/8, Liên Bộ Công Thương - Tài chính đã quyết định giữ nguyên giá xăng so với kỳ điều hành lần trước.
Cụ thể, giá xăng E5RON92 giữ ở mức 23.725 đồng/lít; giá xăng RON95-III ở mức 24.669 đồng/lít.
Tuy nhiên, giá dầu diesel tăng mạnh 850 đồng/lít, không cao hơn 23.750 đồng/lít. Giá dầu hỏa không cao hơn 24.050 đồng/lít, tăng 730 đồng/lít so với giá bán lẻ hiện hành. Giá dầu mazut 180CST 3.5S không cao hơn 16.548 đồng/kg, giữ ổn định so với giá bán hiện hành.
Liên Cơ quan điều hành đã quyết định trích mỗi lít xăng từ 451-493 đồng vào quỹ. Dầu diesel trích lập 250 đồng/lít, dầu hỏa 400 đồng/lít và dầu mazut trích 641 đồng/lít.
Tag
ĐANG HOT
BÀI VIẾT LIÊN QUAN
Đọc thêm